Chất Lượng Mang Tới Thành Công

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CÚM GIA CẦM (AVIAN INFLUENZA) SAO CHO HIỆU QUẢ?

Bệnh cúm gia cầm (AI) hay còn gọi là bệnh cúm gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A. Virus gây bệnh cho các loài gia cầm, chim hoang dã, động vật có vú trên khắp thế giới, bệnh có thể lây sang người.

Gà mắc cúm gia cầm biểu hiện mào, yếm tím bầm

Triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở gà

Thời gian ủ bệnh từ 3 - 14 ngày, triệu chứng cúm ở gà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: độc lực virus, độ tuổi của gà, mật độ nuôi, chế độ chăm sóc, sự bội nhiễm kế phát của các mầm bệnh khác.

Tại các ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao quan sát thấy:

  • Gia cầm chết đột ngột, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% chỉ trong vài ngày.
  • Bỏ ăn uống, giảm đẻ, suy nhược, xù lông xã cánh.
  • Vẩy mỏ, khó thở, thở khò khè, chảy nước mắt, sổ mũi.
  • Mào tích xanh tím, da chân xuất huyết.
  • Có triệu chứng thần kinh đi không vững, run rẩy, tiêu chảy (phân loãng trắng hoặc xanh trắng)
  • Vịt và thủy cầm khác bị nhiễm virus ít có biểu hiện triệu chứng nên rất dễ trở thành nguồn mang trùng.

Gà xù lông, sã cánh, chết đột ngột

Bệnh tích cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng virus có khả năng truyền lây bệnh cho người) thuộc danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh. Khi thấy các triệu chứng bệnh giống với bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao cần báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để có phương hướng xử lý tốt nhất. Trường hợp giết mổ phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền và tiến hành mổ khám trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn.

Trường hợp bệnh gây ra bởi virus có độc lực thấp, bệnh tích nhẹ ở đường hô hấp có bệnh tích viêm xoang cata, đôi khi có dịch rỉ viêm, hoặc keo nhày có sợi huyết hoặc mủ.

  • Có trường hợp phù khí quản do dịch thẩm xuất.
  • Viêm xoang bụng.
  • Viêm ruột cata hoặc có sợi huyết.
  • Buồng trứng bị viêm xuất huyết, trứng non dập vỡ, ống dẫn trứng viêm có dịch thẩm xuất.

Bệnh cúm gà gây ra bởi các chủng virus độc lực cao có biểu hiện:

  • Mũi bị viêm.
  • Mào yếm tím tái, sưng dày lên, xuất huyết điểm và hoại tử. Khi cắt đôi mào yếm thấy có màu vàng ánh như gelatin.
  • Mí mắt và mắt phù nề, đầu sưng to.
  • Xuất huyết dưới da chân, da đùi, da lưng.
  • Xác gà béo nhưng thịt thâm, khô có xuất huyết lấm tấm.
  • Xuất huyết hoại tử ở gan, lách và thận.
  • Dạ dày tuyến, van hồi manh tràng, niêm mạc, hậu môn bị viêm xuất huyết rất nặng (nhưng dạ dày tuyến không xuất huyết ở đỉnh lỗ tuyến như bệnh Newcastle).
  • Tụy xuất huyết, teo dễ vỡ nát.
  • Viêm dính phúc mạc và túi khí.
  • Xuất vùng cơ đùi, lườn, ngực.
  • Xuất huyết mỡ bụng, mỡ vành tim, màng treo ruột.
  • Xuất huyết niêm mạc khí quản và trong lòng khí quản chứa dịch nhầy.

Chẩn đoán bệnh cúm gia cầm

Chẩn đoán lâm sàng thường khó phân biệt giữa dịch cúm gia cầm với các bệnh khác, đặc biệt là bệnh Newcastle. Triệu chứng điển hình của cúm gia cầm là xuất huyết da chân, tuy nhiên không phải mọi trường hợp cúm đều xuất hiện hiện tượng này.

Chẩn đoán phi lâm sàng sử dụng phương pháp ii-PCR xác định sự có mặt của virus trong bệnh phẩm, có thể chẩn đoán phân biệt chính xác và nhanh chóng. Bệnh phẩm cần lấy của bệnh cúm gia cầm bao gồm:

  • Dịch nhày ổ nhớp, họng, khí quản: Dùng tăm bông ngoáy vào mũi, họng, lỗ huyệt rồi cho vào ống nghiệm tiệt trùng có sẵn 1 - 2 ml dung dịch bảo quản cùng kháng sinh liều cao loại tạp khuẩn.
  • Nội tạng: Gan, lách, phổi.
  • Phân, chất chứa đường ruột.

Hướng dẫn phòng chống dịch cúm gia cầm

  • Vệ sinh tiêu độc thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển và người chăn nuôi.
  • Sử dụng các biện pháp ngăn chim hoang dã không đến gần với trang trại nuôi gia cầm. Trong trang trại không nuôi ghép gà với vịt, ngan, ngỗng để hạn chế các loài trung gian truyền bệnh.

Khi có dịch cúm gia cầm:

  • Báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y địa phương để xử lý kịp thời
  • Trường hợp dương tính với bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao phải tiêu hủy gia cầm ốm chết đúng kỹ thuật, phun thuốc tiêu độc khử trùng, mang dụng cụ bảo hộ.

Tiêm vaccine:

Hiện đang sử dụng 3 loại vaccine cúm gia cầm:

  • Vaccine vô hoạt đồng chủng: chế từ chủng virus giống chủng ở địa phương.
  • Vaccine vô hoạt dị chủng: chỉ có kháng nguyên H giống chủng địa phương..
  • Vaccine tái tổ hợp: chế từ virus đậu gà gắn kháng nguyên H của virus cúm gia cầm.

Điều trị cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao thuộc danh mục bệnh cấm giết mổ, chữa bệnh. Gia cầm mắc bệnh phải được tiêu hủy theo dưới sự giám sát của cơ quan thú y địa phương.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645