Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Phòng và trị bệnh suyễn heo

Bệnh ít khi làm chết heo nhưng lại gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế vì tăng thêm thời gian nuôi, tăng hệ số biến chuyển thức ăn

Đặc điểm

  • Là một khá phổ biến, nhất là đối với các giống heo năng suất cao, chăn nuôi theo quy mô lớn, mật độ cao.
  • Bệnh ít khi làm chết heo nhưng lại gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế vì tăng thêm thời gian nuôi, tăng hệ số biến chuyển thức ăn.

Nguyên nhân gây bệnh : Chủ yếu do Mycoplasma, ngoài ra một số virus phát triển trong phổi heo, chúng có thể làm nặng thêm quá trình bệnh lý do nhiễm Mycoplasma. Sức đề kháng của Mycoplasma trong ngoại cảnh rất yếu. Bệnh truyền chủ yếu qua đư ờng hô hấp.

  • Xác định triệu chứng lâm sàng
  1. Thể cấp tính: Lúc đầu triệu chứng nhẹ, khó phát hiện, heo ốm thường rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, ăn kém, sốt nhẹ. Heo thư ờng hắt hơi vài ngày sau ho (thường ho mạnh lúc vận động hoặc sáng sớm). Lúc ho làm heo co giật toàn cơ thể. Heo thở khó, thở nhanh, thở khò khè, có khi ngồi như chó để thở, bụng thóp lại, mũi chảy nước. Bệnh tiến triển khoảng một tuần, tỷ lệ chết cao nếu điều kiện chăn nuôi kém.
  2. Thể mãn tính: Thể này thường thể cấp chuyển sang, heo ho từng tiếng một hoặc từng hồi. Ho kéo dài hàng tuần, có thể ho liên miên, thở khó, thở nhanh, khò khè về ban đêm, thân nhiệt 39 - 400 Tỷ lệ chết tuy không cao nhưng đàn heo mắc bệnh hầu hết mất hết giá trị kinh tế, heo phát triển chậm, còi cọc.
  • Xác định bệnh tích

Viêm phổi có màu đỏ rồi màu xám bằng hạt đậu xanh, to dần ra thành vùng lớn. Đặc biệt là hai bên phổi có bệnh tích như nhau và viêm đối xứng, có giới hạn ở giữa vùng bị viêm và vùng không bị viêm. Những vùng phổi viêm cứng mặt bóng láng, trong suốt, bên trong có chất keo nên gọi là “Viêm phổi kính” tổ chức viêm bị gan hoá, cắt ra có dịch lỏng màu trắng xám, có bọt, khí quản, phế quản viêm bóp như có mủ chảy ra. Hạch lâm ba phổi sưng rất to gấp 2 - 3 lần, thủy thũng, mọng mước.

  • Chẩn đoán bệnh

Lâm sàng: về mặt dịch tễ học chú ý: Heo từ 2 - 5 tháng tuổi hay mắc, nhất là chăn nuôi heo tập trung chuồng nuôi không hợp vệ sinh, ẩm ướt, khí hậu lạnh về lâm sàng heo ho, khó thở...

  • Đề ra biện pháp đối phó khi có tình huống bệnh
  • Xử lý heo đa ng bệnh
  • Cách ly, những con ốm nặng giết để tránh lây lan.
  • Có nhiều thuốc có thể chọn dùng như tylosin, spiramycin, erythromycin, tiamutin, enrofloxacin, marbofloxacin.
  • Kết hợp chữa triệu chứng: Ephedrin (để heo dễ thở), bromhexin.
  • Xử lý môi trường chăn nuôi heo: Làm thông thoáng chuồng heo, giư ấm chuồng, phun thuốc sát trùng.

Phòng bệnh

  • Thực hiện vệ sinh và áp dụng quy trình chăn nuôi
  • Tăng sức đề kháng cho heo.
  • Nên tự túc giống heo.
  • Khi có dịch phải phát hiện sớm.
  • Sát trùng chuồng, phân, rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, Crezil 5 - 10%, rắc vôi bột, quét vôi tường.
  • Dùng vắc xin

Hiện nay có nhiều vắc xin để phòng bệnh suyễn cho heo như SUVAXYNR RESPIFEND -MH, RESPIURE, HYORESP ... Nên tổ chức chủng ngừa cho cả đàn heo trong trại.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

 

098 777 3645