Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh bại liệt ở lợn lái đẻ

Bệnh bại liệt trên heo nái, thường xảy ra ngay sau khi heo sinh hoặc trong giai đoạn mang thai. Bệnh bại liệt trên heo nái, thường xảy ra ngay sau khi heo sinh hoặc trong giai đoạn mang thai.

Nguyên nhân
Bệnh thường xảy ra ở lợn nái cao sản hoặc lợn nái già đẻ nhiều lứa, nhiều con mà khẩu phần ăn thiếu khoang vi lượng (Ca, P), buộc lợn mẹ phải lấy các chất này từ các bộ phận khác của cơ thể (xương, thần kinh...) để tạo sữa. Kết quả là lợn nái bị rối loạn hệ thần kinh dẫn đến co giật, yếu xương không đi lại được.

Nguyên nhân khác là chuồng thiếu ánh sáng, chật, thức ăn thiếu vitamin...ảnh hưởng đến quá trình đồng hoá Ca, p của lợn dẫn đến bại liệt.
Triệu chứng
Bệnh xảy ra sau đẻ. Lợn sụt cân, chậm chạp, đi lại yếu, có trường hợp nằm không tự đứng dậy được, trong khi vẫn ăn uống bình thường. Lợn không sốt. Do nằm nhiều nên có thể táo bón.

Điều trị
Hộ lý:
- Tách con không cho bú, vì càng bú thì lợn nái càng bị liệt.

- Cho nái nằm ở chỗ êm để tránh sây sát khi cố đứng dậy.
- Định kỳ trở mình cho lợn để tránh tụ máu dẫn đến lở loét.

Điều Trị

- Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng nhất là Canxi và Photpho.

- Dùng các loại dầu nóng xoa bóp mạnh 2 chân cho heo mẹ

- Tiêm gluconat canxi hay clorus canxi, kết hợp với vitamin B1, strchnin. Đồng thời kết hợp với phương pháp châm cứu.

Phòng bệnh
Cho lợn nái ăn đầy đủ chất. Tốt nhất bổ sung thêm cám công nghiệp. Không khai thác nái đẻ quá già, bình thường lợn nái giống ngoại chỉ khai thác đến 6 lứa là bắt đầu loại thải.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645