Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh dại trên chó mèo và trên người

Bệnh dại được lây truyền chủ yếu do các vết cắn của con vật bị dại chứa vi rút dại trong nước bọt, nước dãi. Sau khi bị chó mèo cắn,vi rút có trong nước bọt đầu tiên tìm đến dây hần kinh vận động gần vết thương (virut hướng thần kinh theo các dây thân kinh vào tuỷ sống, lên não phá hủy đại não

 

Nguyên nhân

  • Do một loại vi rút dại (Rhabdovirut) gây ra đối với tất cả các loài động vật máu nóng. Bệnh dại được lây truyền chủ yếu do các vết cắn của con vật bị dại chứa vi rút dại trong nước bọt, nước dãi. Sau khi bị chó mèo cắn,vi rút có trong nước bọt đầu tiên tìm đến dây hần kinh vận động gần vết thương (virut hướng thần kinh theo các dây thân kinh vào tuỷ sống, lên não phá hủy đại não đặc biệt là phá hủy sừng amon(ở trong tam giác não)và tuỷ sống gây viêm não tuỷ cấp. Sau đó vi rút dại lại từ hệ thần kinh trung ương đi ra tuyến nước bọt của vật bệnh.

Triệu chứng

  • Thời gian nung bệnh thay đổi và phụ thuộc vào vị trí vết cắn(vết cắc càng xa trung ương thần kinh thi thời gian phát bệnh càng lâu và ngược lại) và độc lực của vi rút, thường thì thời gian nung bệnh của chó từ 10-25 ngày,ở người có thể dài hơn là 40-50 ngày
  • Ở chó: vết cắn ở chân sau và đùi sau,thời gian nung bệnh từ 12-15 ngày.vết cắn ở chân và đùi trước thơi gian nung bệnh từ 6-8 ngày.15ngày trước khi chó biểu hiện triệu chứng lâm sàng thì nước dãi của chó đã có virut và có thể tryuền sang chó khoẻ hay người khoẻ nếu bị chó này cắn.
  • Ở người :Vết thương ở chân, thời gian nung bệnh từ 45-60 ngày,vết cắn ở tay, ngang thắt lưng, thơi gian nung bệnh từ 15-20
  • Triệu chứng dại ở chó: có 2 thể bệnh điển hình:
  • + Thể điên cuồng: sau khi bị nhiễm virut dại trong thời gian ủ bệnh chó có hành động khác thường:
  • Bồn chồn, đứng nằm không yên, bỏ ăn, ngơ ngác, sợ ánh sáng, sợ gió, sợ nước, chảy dãi nhiều, ban đêm thường kêu hú lên từng hồi. Mất phản xạ quen chủ
  • Chó lên cơn điên dại, chạy rông trên đường phố, mắt đỏ ngầu, đồng tử giãn rộng, chó lao vào cắn xé giữ dội bất kể vật gì nó gặp trên đường kể cả chủ
  • Chó có thể nhai nuốt tất cả các vật lạ như đất, đá, đinh cây, que... Sau cùng chó chui vào bụi xó tối, chó gầy rạc, lên cơn co giật và chết trong vài ngày. Khi chết trên mình chó có rất nhiều vết thương do nó tự cắn xé
  • + Thể bại liệt
  • Chó buồn bã, bỏ ăn, thường thích nằm im lặng “Thể dại câm hay thể dại im lặng”.Cơ nhai và họng bị liệt không ăn, không nuốt được, hàm dưới thường trễ xuống chảy nhiều nhớt dãi quanh mép, ở thể này chó không cắn nhưng nước bọt và nhớt dãi chứa virut có thể truyền bệnh cho người và động vật khác qua các vết thương ngoài da có chảy máu
  • Chó chết trong trạng thái bị liệt hoàn toàn sau 3-5 ngày phát bệnh
  • Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại nên gia chủ vẫn có thể chăm sóc và vuốt ve chó

Triêu chứng dại ở mèo

  • Mèo có thời kỳ nung bệnh ngắn hơn, thường từ 6-10 ngày, mèo thường thể hiện thể dại điên cuồng .Mèo bỏ nhà đi lang thang, kêu gào thảm thiết. Mèo lao vào tấn công, cắn xé người và súc vật khác mà nó gặp, Cuối cùng mèo dại chết trong tinh trạng liệt toàn thân, kiệt sức và hôn mê sau 6-7 ngày phát bệnh.

Triêu chứng dại ở người

  • Người bị chó dại cắn nếu không tiêm huyết thanh hay vacxin phòng dại kịp thời sẽ lên cơn dại và tử vong 100% vô phương cứu chữa
  • Với người bị bệnh daị,triệu chứng chủ yếu là thể điên cuồng,còn thể bại liệt chiếm tỷ lệ rất thấp.Sau khi bị chó, mèo dại cắn, tuỳ vị trí cắn xa hay gần trung ương thần kinh mà người lên cơn dại nhanh hay chậm.
  • Thời kỳ ủ bệnh(trước khi lên cơn điên 7-10 ngày), người bệnh biểu hiện các trạng thái bất thường:bồn chồn, không yên tĩnh, kém ăn, không ngủ được sợ ánh sáng, sợ gió, sợ nước đặc biệt là tiếng động.
  • Tiếp theo là thời kì điên loạn: đập phá mất hết chi giác, la hét dữ dội, điên cuồng cắn sé những người xung quanh và tự cắn xé mình, các cơ họng, thực quản, cơ hàm dười bị liệt và cuối cùng người bệnh chết sau 5-7 ngày trong đau đớn quằn quại, sợ hãi và liệt cơ thể.

Chẩn đoán

  • Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, vi sinh vật, chẩn đoán vi thể và chẩn đoán huyết thanh học trong các phòng thí nghiệm.

Phòng bệnh

Phòng chống bệnh dại cho chó và mèo Phòng bằng vacxin

+ Đây là biện pháp quan trọng bậc nhất

Cần thiết phải phải định kì tiêm phòng dại cho chó, mèo mỗi năm 1 lần, sau đó thường có những đợt tiêm bổ xung để tạo được miễn dịch chủ động cho đàn chó b) Quản lý và chăm sóc chó

+ Đảm bảo chó ăn uống sạch, chuồng nhốt chó luôn thoáng mát và ấm áp .Định kỳ tẩy uế vệ sinh chuồng nuôi,dụng cụ và môi trường xung quanh để chó có sức đề kháng phòng chống bệnh.

+ Không thả rông, khi dắt chó ra đường phải có rọ mõm để đề phòng cắn người qua lại.

+ Khi thấy chó mèo hay thú cảnh khác biểu hiện bất thường về tâm sinh lý, nghi bị bệnh dại thì phải theo dõi và xử lý kip thời

Phòng và chống bệnh dại cho người

Nếu chó hay mèo vẫn khoẻ mạnh bình thường,khi cắn người phải hết sức chú ý(có thể chó mèo đang ở thời kỳ nung bệnh),trong trường hợp này phải nhốt chó ,mèo vụ. theo dõi trong thời gian từ 7-10 nếu con vật có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh dại thì người bị cắn phải kịp thời đến trạm vệ sinh phòng dịch gần nhất xin tiêm huyết thanh và vacxin

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645