Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh đậu gà

Đậu gia cầm là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh với các biểu hiện đặc trưng hình thành và xuất hiện các nốt đậu ở mào, tích, mép mỏ, mí mắt, da chân và màng giả ở niêm mạc vùng họng, hầu của gia cầm.

Nguyên nhân
Bệnh do một loại Poxviridae virut cực nhỏ, hướng bì gây ra nhưng gồm nhiều chủng:

- Boreliota avium: gây đậu gà.
- Boreliota Columbae: gây đậu chim câu.
- Boreliota Meleagridis: gây đậu gà Tây.
- Boreliota Fringillae: gây bệnh cho chim se.
Loài gia cầm mắc bệnh
- Tất cả các loại gà, nòi gà: cút, chim câu, trĩ, công, vẹt và hoang cầm đều có thể mắc bệnh.

- Bệnh không lây sang thủy cầm (ngan, vịt, ngỗng không mắc bệnh đậu gà).
Tuổi gà mắc bệnh
Bệnh đậu có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi gia cầm, nhưng gia cầm non đang lớn là mẫn cảm nhất.

Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh có tính dịch cao, được liệt vào loại dịch lưu hành (Epizootia).

- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng và hô hấp, bệnh không truyền dọc từ mẹ sang con qua phôi trứng.
Mùa phát bệnh: Quanh năm
Triệu chứng
- Bệnh có thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 4-10 ngày, ít khi đến 20 ngày.

- Có 3 thể biểu hiện:
Thể da (Variola cutanica avium)
Xuất hiện các nốt đậu ở da của mào, tích, da mép mỏ, mí mắt, da chân... Lúc đầu các nốt đậu này nhỏ có màu vàng xám, sau đó to dần thành các cục thịt, lồi rõ lên trên bề mặt da tạo ra các đám đậu rắn chắc, màu thâm nâu, khô và sần sùi, bên trong nốt đậu chứa một chất đặc như hồ gạo màu vàng nâu. Lúc này thể trạng gà mệt mỏi, giảm ăn, sinh trưởng chậm ở gà thịt và ở gà đẻ thấy giảm đẻ. Sau đó không lâu các nốt đậu khô dần và tạo thành vảy nâu, các vảy nâu này sẽ tự bong tróc sau 4-6 tuần và gà trở lại bình thường.

Thể màng giả (Variola dipterea avium)
Thể bệnh này bao giờ cũng rất nặng nề. Lúc đầu xuất hiện các nốt sần trắng trong vòm miệng, vùng họng và hầu, về sau chúng dính liền lại với nhau tạo thành màng giả dầy, dầy đến vài mm

với màu vàng xám, sau chuyển sang vàng nâu, dính chặt, dính sâu vào niêm mạc các cơ quan đó rất khó bóc tách, nhất là ở lưỡi. Sau khi bóc tách ra ta thấy rõ các nốt loét chảy máu. Do các nốt đậu xuất hiện ở miệng, ở họng và hầu khiến gà bị đau nên không dám ăn, chúng khó thở và kiệt sức rồi chết.
Thể hỗn hợp
Đây là thể bệnh mà cùng một lúc các biểu hiện bệnh xuất hiện ngoài da mào, tích, mép, chân và xuất hiện các màng giả ở miệng, hầu, họng, khí quản...

- Là thể bệnh nguy hiểm nhất, bệnh gây chết từ 5-70% số gà, 3-10% chim câu, đến 100% ở gà Tây.
Chẩn đoán
Dựa vào các biểu hiện lâm sàng có thể chẩn đoán được bệnh.

Điều trị
- Thể ngoài da: Bôi 2% PVP. Iodine, khi nào tạo thành vảy thì bóc vảy và bôi lần nữa.

Phòng bệnh
Từ ngày tuổi 15 trở đi chủng đậu cho gà hoặc chim câu một lần duy nhất bằng việc sử dụng vacxin đậu do Việt Nam sản xuất sẽ tạo được miễn dịch suốt đời.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645