Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh dịch tả trên Vịt Ngan

Bệnh dịch tả vịt, ngan là một bệnh nhiễm trùng huyết cấp tính nguy hiểm, thường gặp ở vịt, ngan, ngỗng, thiên nga và hoang cầm cùng loài với các biểu hiện viêm kết mạc mắt, phù nề đầu, tiêu chảy mạnh và các triệu chứng thần kinh, bán liệt, bại liệt chân cánh, lạc mất giọng, gây chết với tỷ lệ đến 100%.

1.Nguyên nhân
- Do một loại virut chứa ADN thuộc Herpesvirut.

- Virut chỉ có một chủng huyết thanh duy nhất nhưng do độc lực khác nhau nên người ta chia làm 3 nhóm: có độc rất cao, độc lực trung bình và ít độc.
2. Loài gia cầm mắc bệnh
- Vịt ngan, ngỗng, thiên nga và một số hoang cầm cùng nòi khác.

- Tuy nhiên các loài thủy cầm hoang có sức đề kháng tốt nên chúng thường mang mầm bệnh đến gây bệnh cho vịt, ngan, ngỗng nhà.
3. Tuổi gia cầm mắc bệnh
- Vịt, ngan, ngỗng có thể bị bệnh dịch tả vịt bất cứ lúc nào trong đời và có thể tái nhiễm.

4. Phương thức truyền bệnh
- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường ăn uống, hô hấp (tức là truyền ngang), bệnh không truyền dọc từ mẹ sang con qua phôi trứng.

5. Triệu chứng
Bệnh có 3 thể biểu hiện:

5.1. Thể quá cấp
- Bệnh xảy ra hết sức đột ngột, chết nhanh như cúm gia cầm mà không quan sát thấy các dấu hiệu lâm sàng bởi do chủng virut dịch tả có độc lực quá cao.

5.2. Thể cấp tính
- Đây là thể bệnh phổ biến thường gặp trong thực tế chăn nuôi hiện nay ở Việt Nam.

- Vịt, ngan sốt cao trên 440C, lờ đờ, ăn kém, ngại bơi lội, hay nằm, khi quan sát kỹ thấy chảy nước mắt, nước mũi, khi xua đuổi chúng hay ngã bên này hoặc bên kia.
- Vịt ngan bệnh tiêu chảy phân xanh, xanh trắng có mùi tanh, đôi khi có lẫn máu, xung quanh lỗ huyệt bẩn. Lúc này chúng bỏ ăn và bị viêm kết mạc mắt, hai mí mắt dính liền với nhau. Đầu bị
phù, nên một trong hai bên hoặc cả hai bên sưng to. Khi xua đuổi, chúng chạy bằng cả khuỷu chân, mất tiếng kêu tự nhiên, đầu cúi chúi xuống đất.
- Ở vịt đực thấy dương vật thò lòi ra ngoài, sưng to và được phủ moat lớp màng mỏng trắng đục, ở vịt cái thấy giảm đẻ, thậm chí tắt đẻ.
- Sau 5-7 ngày bị bệnh ta thấy tiêu chảy ngày càng mạnh, vịt ngan bỏ ăn hoàn toàn, tiếng kêu lạc hẳn, thậm chí mất cả tiếng, bại chân, liệt cánh, gầy rộc rồi bắt đầu chết và chết ồ ạt, tỷ lệ cheat lên đến 100%.
5.3. Thể ẩn bệnh hay còn gọi là thể mang trùng
Đây là thể bệnh thường thấy ở vịt ngan già lớn tuổi hoặc những đàn thủy cầm đã được tiêm phòng.

Thể bệnh này có các biểu hiện như thể cấp tính, nhưng ở mức độ nhẹ hơn gồm các triệu chứng: rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp, viêm mí mắt, kết mạc mắt, giảm tăng trọng (chậm lớn), giảm
sản lượng trứng... Thông thường, thể ẩn bệnh là nền tảng cho các bệnh thứ phát khác.
6. Mổ khám
- Xác vịt, ngan chết thể quá cấp còn béo tốt, thỉnh thoảng thấy máu dính hậu môn, các bệnh tích khác tập trung ở đường tiêu hóa với viêm xuất huyết là chủ yếu.

- Xác vịt chết thể dưới cấp thường gầy rộc, khô, bóp mỏ có nhiều nước mũi chảy ra, viêm xuất huyết và hoại tử niêm mạc đường tiêu hóa, xuất huyết màng bao tim, gan, lách, tuyến ức, túi Fabricius.
- Xuất huyết vành tim, hoại tử gan, lách, thận...
- Trong xoang bụng chứa nhiều dịch thẩm xuất màu hồng hoặc các mảng Fibrin như trứng rang khô (bã đậu).
7. Điều trị
- Việc điều trị dịch tả vịt, ngan phải tiến hành 2 bước cùng một lúc sẽ cho kết quả rất tốt.

Bước 1: Can thiệp ngay bằng vacxin dịch tả vịt vào ổ dịch, tiêm dưới da gáy cổ hoặc nách cánh 3 liều vacxin cho 1 con vịt hoặc ngan (3 liều vacxin pha vào 0,3ml nước cất).
8. Phòng bệnh
- Chủ động tiêm phòng vacxin dịch tả vịt cho vịt và ngan lần 1 lúc vịt, ngan đạt 12-15 ngày tuổi, lần hai sau lần một 30 ngày. Nếu vịt, ngan được nuôi làm giống thì phải tiêm lần 3 lúc trước

khi đẻ 15-20 ngày. Sau đó mỗi năm tiêm định kỳ 2 lần vào tháng 4 và tháng 10.
- Hạn chế chăn nuôi vịt chạy đồng và ngan thả rông.
- Chủ động công tác vệ sinh chăn nuôi thật tốt

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645