Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh Gumboro - Suy giảm miễn dịch trên gia cầm

Gumboro là bệnh suy giảm miễn dịch cấp tính ở gà với các biến đổi viêm xuất huyết cơ đùi, cơ ngực viêm tiết dịch xuất huyết đường tiêu hóa và đặc biệt ở túi Fabricius.

Nguyên nhân
- Do Birnavirut gây ra, chúng có hai chủng (typ) 1 và 2, gà bệnh thường do virut typ I gây ra.

- Virut gây bệnh có rất nhiều chủng: chủng có độc lực rất cao gây chết nhiều gà, chủng có độc lực trung bình và chủng có độc lực yếu.
 Loài gia cầm mắc bệnh
- Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà, nhưng cũng thấy ở gà Tây, cút và chim.

Tuổi gà mắc bệnh
- Thể lâm sàng thường xảy ra ở gà từ 3-8 tuần tuổi.

- Thể ẩn bệnh thường xảy ra ở gà dưới 3 tuần hoặc trên 8 tuần tuổi.
Phương thức truyền lây: Qua đường miệng và hô hấp
Mùa phát bệnh: Quanh năm
Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh xảy ra đột ngột, sốt rất cao trên 440C, lúc đầu uống nhiều nước, tiêu chảy mạnh, phân nhớt vàng xanh hoặc vàng xanh trắng, đôi khi có lẫn máu, bệnh lây lan rất nhanh.

- Sau 1/2 ngày gà ốm lông xù, nằm la liệt với các tư thế khác nhau, không ăn, không uống được và chết cũng rất nhanh, tỷ lệ chết rất cao theo sơ đồ hình chuông tăng dần 1-3 ngày, giữ nguyên ngày thứ 4 và giảm nhanh ngày 6, 7, 8. Sau ngày thứ 8 bệnh bỗng nhiên trở lại bình thường nhưng bệnh Gumboro rất dễ bị bội nhiễm bởi các bệnh thứ phát đặc biệt là E. coli, do đó tỷ lệ chết rất cao từ 70 - 80%.
- Ở thể ẩn bệnh: gà tỏ ra mệt mỏi, giảm ăn, lờ đờ, sốt nhẹ, nằm tụm đống, chảy nước mũi, tiêu chảy, sau 3-6 ngày bị bệnh gà khỏe trở lại bình thường, tỷ lệ chết thấp.
Mổ khám
- Xác gà chết béo tốt, thịt hoàn toàn bình thường.

- Lột da thấy xuất huyết cơ đùi, cơ ngực.
- Túi Fabricius sưng to và xuất huyết thậm chí có cục máu (1-4 ngày phát bệnh), từ ngày thứ 5 trở đi túi này teo lại, chứa chất như bã đậu phụ.
- Xuất huyết dạ dày tuyến, đôi khi thấy xuất huyết ở cả dạ dày cơ.
- Ruột bị viêm tiết dịch và xuất huyết nặng.
- Lách sưng to, gan không thay đổi, thận nhợt nhạt.
Điều trị
- Gà chết do bệnh Gumboro vì các nguyên nhân sau đây:

+ Sốt quá cao.
+ Mất nước, tự nhiễm độc, mất cân bằng điện giải.
+ Chết do những gà khỏe dẫm đạp lên.
+ Chết do bệnh thứ phát, chủ yếu do E. coli, Salmonella. Vì thế nhốt gà ốm riêng, cung cấp đủ nhiệt và cho toàn đàn uống thuốc

Chú ý: Để nâng cao hiệu quả điều trị ta phải:
- Hạ máng uống xuống sát nền để gà ốm có thể uống được.

- Gà nằm bẹp không tự uống thuốc được thì ta phải bơm hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng gà bệnh mỗi lần 5-10ml nước thuốc nêu trên/1 lần cho 1 gà, ngày bơm 4-5 lần và bơm liên tục 3-4 ngày, con nào đứng dậy được là sẽ sống và khỏi bệnh.
Phòng bệnh
- Có 2 biện pháp cơ bản phòng bệnh, không phụ thuộc vào gà mẹ đã được tiêm vacxin hay chưa, các biện pháp đó gồm:

Phải dùng vacxin đủ mạnh và dùng vacxin càng sớm càng tốt
+ Các loại vacxin phổ biến hiện nay là 228E của Hà Lan hoặc Medivac Gumboro A gọi tắt là Gum A của Indonexia, của Hàn Quốc, của Pháp.

+ Lịch dùng và cách dùng vacxin phải làm đúng như sau:
Lần 1: Nhỏ mồm, mũi mỗi con gà 1 liều đã pha với 0,3ml nước cất vào lúc 1-3 ngày tuổi.
Lần 2: cho mỗi con uống 1 liều đã pha vơi 15ml nước sạch vào lúc 10-15 ngày tuổi.
- Nếu cơ sở chăn nuôi nào thường xuyên đã bị bệnh rồi thì nên cho uống lần 3 lúc gà đạt 18-21 ngày tuổi (mỗi liều vacxin pha với 25ml nước).
- Không nên áp dụng sơ đồ dùng vacxin như các hãng sản xuất hoặc các đại lý bán vacxin khuyến cáo, vì không phù hợp với điều kiện dịch tễ bệnh Gumboro ở Việt Nam.
Biện pháp cơ bản
Công tác vệ sinh chăn nuôi thú y phải thường xuyên thực hiện đầy đủ. Đặc biệt là thời gian để trống chuồng giữa hai lứa nuôi gà càng lâu càng tốt (tối thiểu 45 ngày, tối đa 122 ngày)

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645