Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh phân dính đít , bạch lỵ ở gà con

Bệnh do vi khuẩn Gram âm có tên Salmonella Pullorum gay ra. Nguyên nhân gây bệnh được truyền từ mẹ sang con qua phôi hoặc gia cầm bị sơ nhiễm do môi trường chứa Salmonella spp.

Lứa tuổi gia cầm bị bệnh
- Từ 1-4 tuần tuổi, nặng nhất là từ 3-8 ngày tuổi.

- Gia cầm lớn cũng bị bệnh (sẽ trình bày trong 1 bệnh riêng - Salmonellosis avium).
Các loài gia cầm mắc bệnh
Gà, vịt, ngan, cút, ngỗng, chim mới nở và hoang cầm sơ sinh.

Mùa phát bệnh
Bệnh xảy ra quanh năm.

Đường truyền lây
Truyền dọc từ mẹ sang con qua phôi trứng và qua đường miệng (truyền ngang).

Triệu chứng
- Thể cấp tính thường xảy ra ở gà, vịt, ngan con mới nở đến 8 hoặc 10 ngày tuổi.

- Thể mãn tính xảy ra ở gia cầm trên 10 ngày tuổi.
+ Sốt cao 2-3 ngày đầu, sau đó giảm dần.
+ Nằm tụm đống 1 góc chuồng do cảm thấy rét.
+ Xù lông, sã cánh, hay nằm úp và đau bụng.
+ Tiêu chảy phân trắng, trắng xanh, phân dính đít, thậm chí bịt kín, nút chặt hậu môn làm cho gia cầm mới nở không ỉa được, sinh chướng hơi, bụng căng tròn rồi chết.
- Một số gia cầm chưa chết có biểu hiện thở khó, ngáp kèm theo viêm giác mạc khiến 2 mắt nhắm nghiền, gia cầm không mở được mắt, để lâu bị mù lòa, một số khác bị viêm khớp đi cà nhắc hoặc hay nằm và lười vận động.
Mổ khám
- Phân dính bết đít hoặc nút chặt hậu môn, bụng căng phồng.

- Lòng đỏ không tiêu có màu xanh, thận sưng có màu thâm, hai ống dẫn nước tiểu nằm 2 bên thận thỉnh thoảng chứa đầy urat trắng, gan lách đều sưng to, đôi khi trên bề mặt gan có các nốt
hoại tử trắng ngà to như đầu kim hoặc hạt kê, tim sưng to, nhão và viêm màng tim.
Phòng bệnh
- Phải sử dụng uống toa thuốc dùng úm gà, vịt, ngan 3 ngày đầu tiên

Phải thực hiện đúng quy trình úm, đặc biệt chú ý nhiệt độ chuồng nuôi úm đến 21 ngày tuổi.
- Đảm bảo kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt chú trọng chất lượng thức ăn theo tiêu chuẩn cho từng loài gia cầm, thủy cầm

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645