Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh viêm phổi trên chó mèo

Thoạt đầu khi mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sốt cao, sốt lên xuống theo hình sin. Con vật ho: lúc đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài,
giảm đau. Nước mũi ít và đặc, thường dính vào 2 bên lỗ mũi. Trường hợp nặng, nước mũi đặc như
mủ và có mùi hôi thối

a. Nguyên nhân
- Viêm phổi đốm do vi khuẩn thường là hậu quả của một quá trình bệnh lý hoặc tổn thương ở phổi ( kế phát từ bệnh ho cũi chó, viêm phế quản hay các quá trình bệnh lý ở thực quản, khí quản…), sau đó bội nhiễm các loài vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp
- Do virus: thường do hậu quả của một số bệnh carre, cúm chó…
- Do nấm: thường do Coccodioidomycosis immitis hoặc Cryptococcus neoformans
- Kí sinh trùng: sự di hành của ấu trùng giun, sán đặc biệt giun tim
- Ngoài ra viêm phổi có thể do các nguyên nhân sau: viêm lan từ tổ chức gẩn: tim,vách ngực; do dị ứng (khói thuốc, bụi, phấn hoa…); hoặc do tác động của dịch lỏng tràn vào phổi: sặc thức ăn, nước uống…
b. Triệu chứng
- Thoạt đầu khi mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sốt cao, sốt lên xuống theo hình sin
- Con vật ho: lúc đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, giảm đau.
- Nước mũi ít và đặc, thường dính vào 2 bên lỗ mũi. Trường hợp nặng, nước mũi đặc như mủ và có mùi hôi thối
- Thở khó: thở nông và nhanh. Tim đập nhanh, sau đó yếu dần. Biểu hiện thiếu oxi, niêm mạc mắt, miệng tím bầm
- Khi sờ nắn vùng phổi con vật có phản xạ đau và ho. Gõ vùng phổi, âm đục rải rác. Nghe thấy âm ran ướt ở thời kỳ đầu, sau chuyển sang âm vò tóc ở thời kỳ cuối
c. Chẩn đoán
- Việc chẩn đoán phải dựa vào các triệu chứng lâm sang kết hợp với các kiểm tra sâu: Xquang, kiểm tra máu…
- Nên nghi ngờ chó bị bệnh khi thấy chó khỏe tiến triển các biểu hiện: ho, thở nhanh và thở nông, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn kèm theo sốt mà con vật không có dấu hiệu sung huyết tim hay phù phổi. Đặc biệt trong các trường hợp thấy chó đã có biểu hiện nôn hoặc ợ hơi, có lịch sử bệnh phổi mạn tính, bệnh đường ruột hoặc có tiếp xúc với các chó khác (nuôi nhốt, chó đàn, chó nuôi cũi).
- Ngoài ra cần kiểm tra tần số hô hấp, nghe phổi để phát hiện vùng âm phế nang, tiếng ran hay tiếng khò khè. Ho xuất hiện khi con vật có biểu hiện sốt hoặc khi kích thích khí quản hoặc gõ vùng ngực.
- Chụp X quang phổi thấy vùng mờ rải rác
d. Phòng bệnh
- Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng vào mùa hè, kín ấm vào mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo: Care, Parvo virus, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto...và định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Phát hiện sớm vật bị bệnh (ho và khó thở), cách ly, điều trị kịp thời.
e. Điều trị
- Sử dụng kháng sinh để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Việc lựa chọn kháng sinh tốt nhất nên dựa vào kết quả nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Có thể sử dụng một số nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng:
- Cephalexin
- Sulfadiazine – trimethoprim

- Enrofloxacin
- Hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau
- Cần cung cấp nước và điện giải cũng như các chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật đặc biệt khi con vật trong giai đoạn chán ăn.
+ Truyền Ringerlactat 20ml/kgP/ngày
+ Glucoza 5%: 20ml/kgP/ngày
+ Kết hợp bổ sung các loại vitamin: C, B.complex, B1, B12…
- Cho con vật vào nơi âm áp, tránh gió lùa. Cho ăn thức ăn giàu sinh dưỡng, dễ ăn. Đặt con vật nằm ở tư thế thoải mái, dễ thở.
- Thường xuyên mát xa vùng ngực ngày 4 – 6 lần để giúp vật dễ thở và đào thải dịch tiết đường hô hấp.
- Dùng các hóa dược khác có tác dụng làm giãn phế quản giảm ho, an thần giảm đau dễ thở như: Ephedrin, Dimedron tiêm bắp. Ngoài ra có thể kết hợp với việc dùng một số bài thuốc nam chữa bệnh hô hấp ở chó, mèo tương tự như điều trị bệnh viêm phế quản

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645