Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh viêm tử cung âm đạo chó

Do nhiễm khuẩn khi giao phối: xảy ra khi con đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc do tác
động cơ giới nào đó gây sây sát tổn thương bộ phận sinh dục cái, tạo điều kiện cho vi
khuẩn gây bệnh.

a. Nguyên nhân
- Do nhiễm khuẩn khi giao phối: xảy ra khi con đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc do tác động cơ giới nào đó gây sây sát tổn thương bộ phận sinh dục cái, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
- Do hậu quả của quá trình sinh đẻ, sót nhau, sảy thai, thai chết, máu và dịch thẩm xuất tích lại trong tử cung, âm đạo chó tạo điều kiện cho vi khuẩn từ cổ tử cung xâm nhập vào gây bệnh. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, E. coli dung huyết và Klebsiella.
- Do trùng roi (Trichomonas fortus), nấm (Candida albicans)
b. Triệu chứng
- Viêm cấp tính
- Con vật sốt cao, ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít, khát nước, nôn mửa
- Con vật thường có biểu hiện bồn chồn, đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau.
- Âm đạo sưng, đỏ, nóng, đụng đến con vật có biểu hiện trạng thái đau đớn rõ rệt. Từ cơ quan sinh dục luôn chảy ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch rỉ viêm, dịch nhầy mùi tanh khắm.
- Viêm mạn tính
- Triệu chứng thể hiện thất thường, dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quãng có mùi hôi thối, dịch dính bẩn vùng đuôi, chân sau.
- Niêm mạc âm đạo dày lên, màu đỏ thẫm, vật mệt mỏi, ăn ít và kém vận động.
c. Chẩn đoán
d. Phòng bệnh 
- Cho vật ăn uống đủ chất, sạch sẽ, chuồng thoáng mát, vệ sinh.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể, lau rửa âm môn bằng dung dịch nước muối hay thuốc tím nhất là trước khi phối giống.
- Tay của kỹ thuật viên hay dụng cụ sử dụng trong các thao tác khám thai, đõ đẻ hay khi can thiệp đẻ, mổ đẻ, sát nhau đều phải vô trùng.
- Sau những ca phẫu thuật đẻ khó phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn và thụt rửa âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay Chloramphenycol 4%.

e. Điều trị
- Theo nguyên tắc chung là điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng, kết hợp với các thuốc bổ trợ và chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Thụt rửa tử cung, âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1%, mỗi ngày thụt rửa một lần, trong 3 – 5 ngày.
- Chống nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các thuốc kháng sinh sau đây:
- Có thể dùng Penicillin, Ampicillin: tiêm bắp liều 10.000 UI/kg thể trọng/ngày, Kanamycin: tiêm bắp liều 10 mg/kg thể trọng/ngày. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày.
- Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn và nhiễm nấm
- Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn giới thiệu ở trên kết hợp với thuốc đặc trị trùng roi và nấm:
+ Klion: hòa nước cho uống, liều 10mg/kg/ngày. Điều trị liên tục 5 – 7 ngày.
+ Ketomycin: chó 1 – 2 g/con, mèo 0,5 – 1 g/con, hòa nước sạch hay nước cháo cho uống. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày.
+ Dearnewtab: đặt vào âm đạo 1 viên/ lần, ngày đặt 2 lần, với mèo đặt 1/2 viên/ngày.
+ Flagystine: 1 viên/lần/ngày đặt sâu vào tử cung
+ Metronidazole, Nystatine, Dexamethasone: đặt sâu vào tử cung, chó 1 viên/lần/ngày, mèo 1/2 viên/lần/ngày. Cần ngâm viên thuốc vào nước khoảng 30 giây trước khi đặt.
- Thuốc chữa triệu chứng: cầm máu bằng vitamin K, hồi phục tổ chức niêm mạc tử cung, âm đạo: tiêm vitamin A, D, E.
- Chống kích ứng niêm mạc và chống co thắt tử cung, âm đạo: tiêm bắp Atropin 1% hay Primeran liều 1-2ml/con/ngày.
- Trợ sức, trợ lực bằng cách tiêm vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex
- Truyền dung dịch mặn – ngọt đẳng trương 15 – 20 ml/kg thể trọng/ngày. Truyền 2 – 3 ngày

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645