Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút

Khác với các loài gia cầm như gà, vịt, bồ câu… người ta có thể nuôi thâm canh, bán thâm canh hay quảng canh. Chim cút, do đã được thuần hóa cao độ, chim đã mất hết bản năng tự kiếm mồi và ấp trứng tự nhiên nên con người chỉ có thể nuôi chúng theo phương thức công nghiệp mà thôi.

CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI CHIM CÚT
1. Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Sau khi xây dựng, chuồng nuôi chim cút cần tạo ra được tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với nhu cầu sinh lý của chim, cụ thể là":

a. Nhiệt độ thích hợp
Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý, khả năng sinh sản, làm xáo trộn chu kỳ đẻ trứng bình thường của chim. Do đó, chuồng nuôi cần giữ cho nhiệt độ càng ổn định và thích hợp càng tốt.

Trong điều kiện nóng ẩm, sức sản xuất của chim bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chim cút không có tuyến mồ hôi, lại có bộ lông vũ bao phủ nên chim rất khó thoát nhiệt khi gặp nóng. Trong trường hợp nhiệt độ chuồng nuôi cao, cơ thể chim chỉ có thể hạ nhiệt bằng cách xoà cánh, uống thêm nước, dồn máu từ cơ quan nội tạng ra mạch máu ngoại vi, chim há mỏ ra để thở làm tăng tần số hô hấp, thải nhiều nước, khí CO2, làm giảm lượng H2CO3 dẫn đến kiềm hoá máu, thay đổi áp suất thẩm thấu của máu. Những biến đổi này sẽ làm cho chim không thể thực hiện các chức năng sinh lý bình thường, rối loạn trao đổi chất.
Điều kiện nóng ẩm còn làm cho chim giảm lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt, giảm khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng, giảm tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ nuôi sống; giảmsức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch. Tăng hiện tượng mổ cắn nhau, tăng nhu cầu về diện tích chuồng nuôi, nhu cầu về không khí sạch và chi phí làm mát. Hậu quả chung là làm giảm sức sản xuất và giảm hiệu quả chăn nuôi.
b. Thoáng khí
Nhu cầu không khí sạch của chim cút tương tự như của các loài gia cầm khác: 21% oxy; các khí độc như CO2 và hàm lượng các khí độc hại khác: NH3, H2S… không được vượt quá 0,3%. Để đảm bảo nhu cầu đó, chuồng nuôi cút cần có độ thoáng mát cao, thường xuyên không khí sạch được luân chuyển trong chuồng nuôi.

c.Yên tĩnh
Chim cút nuôi hiện nay có nguồn gốc là cút rừng sống hoang dã, chui lủi… có bản tính cút rất nhút nhát. Dù đã được thuần hoá từ lâu, nhưng chim cút nuôi vẫn giữ được nhiều bản tính của tổ tiên, thần kinh nhạy bén, lại có thính giác và thị giác rất phát triển nên chúng dễ bị kích động bởi các tác động của môi trường, đặc biệt là âm thanh, ánh sáng, người lạ. Do đó, để cút sinh trưởng, sinh sản tốt, cần giữ một môi trường yên tĩnh và không xáo trộn. Hiện tượng xấu thường thấy nhất trong các chuồng nuôi là khi có tiếng động mạnh hoặc có người lạ vào chuồng… chim cút sẽ đột ngột bay dựng lên, đập đầu vào trần, vỡ đầu hay ít nhất cũng bị chấn thương sọ não. Nếu bị stress nhiều, kéo dài, chẳng hạn khi chuyển chuồng, tiêm phòng… sẽ xuất hiện hiện tượng phân ướt như sáp, màu vàng nâu.

d. Vệ sinh
Cùng với sự phát triển của đàn chim cút, gần đây mật độ vi trùng gây bệnh trong các khu vực chăn nuôi cũng tăng cao. Việc tuyển chọn con giống có khả năng miễn dịch và năng suất trứng cao là yêu cầu cấp bách. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng một môi trường chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, hợp vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi để cho cút phát triển, phát huy được tối đa tiềm năng di truyền của phẩm giống.

e. Đề phòng mèo chuột
Khác với chăn nuôi gà, vịt- các loài gia cầm có khối lượng tương đối lớn và khỏe, chim cút có cơ thể nhỏ, rất "vừa" ăn đối với mèo hoang và chuột. Thực tế chăn nuôi chim cút cho thấy, đây là món ăn "khoái khẩu" của cả chuột và mèo, có đàn chim cút đã bị mèo, chuột ăn thịt và cắn chết hàng trăm con chỉ trong 1 đêm, gây tổn thất rất lớn, làm nản lòng người chăn nuôi. Vì vậy, khi thiết kế chuồng trại, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng… người chăn nuôi phải luôn chú ý đến việc chống các động vật nguy hại và nguy hiểm này. Vì chúng rất phổ biến, lại luôn sống cạnh con người nên việc tiêu diệt chúng là điều không đơn giản.
MỘT SỐ THIẾT BỊ TRONG CHUỒNG NUÔI
1. Thiết bị sưởi
Thiết bị sưởi dùng để úm chim non. Cấu trúc chung của thiết bị sưởi gồm bộ 
phận phát nhiệt và một chụp hình nón có đường kính từ 80 - 130cm (vì thế còn gọi là chụp sưởi). Bộ phận phát nhiệt có thể bằng bóng điện, đèn hồng ngoại, bằng khí đốt, bằng dầu, bằng than. Hiện nay trong các trang trại lớn, người ta thường dùng các chụp sưởi bằng điện hoặc bằng gas. Khi sử dụng các thiết bị sưởi cần căn cứ vào công suất của nguồn nhiệt và số chim nuôi mà bố trí cho thích hợp, ví dụ ở độ cao 45 - 60cm, mỗi bóng đèn hồng ngoại 50W có thể sưởi cho 300 - 500 chim con.
2. Hệ thống rèm che
Rèm che dùng để che chắn phía bên ngoài chuồng nuôi theo phương thức 
thông thoáng tự nhiên, phần không xây tường mà chỉ được ngăn bằng lưới thép. Rèm che góp phần giữ nhiệt, bảo vệ đàn chim khi có những thay đổi về thời tiết như gió, bão, mưa lớn… Rèm che thường được làm bằng các nguyên liệu khác nhau như bạt, vải nhựa, bạt nilon, bao tải, cót ép… có hai loại rèm là rèm dài dùng cho các chuồng nuôi theo phương thức trên nền và rèm lửng dùng cho phương thức nuôi trên lồng.
3. Hệ thống lồng
Lồng nuôi chim cút thường có 2 loại: lồng úm chim con và lồng nuôi 
chim lớn.
Lồng úm: kích thước 1,5 x 1,0 x 0,5m, đặt cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.
Cũng có thể úm chin cút trên nền trấu hay dăm bào từ 7-10 ngày, sau đó 
đưa lên lồng nói trên.
Chuồng nuôi chim lớn: người ta thường nuôi chim cút trong các lồng, mỗi lồng có kích thước: chiều ngang x chiều sâu x chiều cao = 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Để tiết kiệm chuồng nuôi, người ta chồng các lồng lên nhau thành nhiều tầng, có thể đến 5-6 tầng, các tầng trên, dưới cách nhau 12-18cm.
Cần hết sức chú ý là giữa các tầng phải có khoảng lưu thông đủ lớn (12- 18 cm), nhằm đảm bảo thoáng khí cho các lồng chim, nhất là những lồng ở giữa. Khảo sát cho thấy, trong rất nhiều hộ nông dân, do không đảm bảo thông thoáng nên những ngăn lồng ở giữa có tỷ lệ chim chết rất cao
Vật liệu để đóng lồng: tùy điều kiện và vật liệu có sẵn, có thể dùng lồng kẽm, 
hoặc nẹp gỗ, hoặc lưới.
Lồng nuôi chim cần đảm bảo các điều kiện sau :
+ Chiều cao của lồng không quá 20 cm. Nếu làm cao hơn thì chuồng thoáng, nhưng chim thường bay dựng lên, đập đầu vào trần mà chết.
+ Nóc chuồng nên làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng dễ bị vỡ đầu.
+ Đáy lồng có độ dốc 2-3% để trứng lăn ra ngoài. Đáy có thể làm bằng lưới cuộn hoặc lưới kẽm tròn, có ô vuông cỡ 1,5 -1,5cm để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vỉ hứng phân bên dưới.
Trong chăn nuôi chim cút công nghiệp, người ta chồng các lồng lên nhau, 
lồng trên và dưới cách nhau tối thiểu 12 - 18cm để đặt vỉ hứng phân. Mỗi cây lồng (dãy lồng gồm nhiều ngăn lồng chồng lên) gồm 5-6 tầng lồng. Vỉ hứng phân làm bằng gỗ dán loại mỏng hoặc cót ép đóng viền để kéo ra khi hót phân. Vỉ hứng phân rộng dôi ra mỗi chiều 10 cm so với đáy lồng để che cho máng ăn máng uống ở phía dưới không bị phân ở ngăn trên rơi xuống. Để chống ô nhiễm môi trường, sau mỗi buổi, phải rắc 1 lớp trấu hay mùn cưa lên bề mặt vỉ hứng phân để giảm khí độc từ phân và nước tiểu bốc lên.
4. Máng ăn, máng uống
Máng có thể treo phía trước hoặc phía sau mỗi lồng tùy theo cách sắp xếp 
của các lồng tầng trong nhà nuôi. Thường các dãy lồng được xếp cách nhau tối thiểu là 1,2-1,5 m để thông thoáng và làm đường đi cho công nhân chăm sóc, cho ăn uống, hót phân; thuận lợi cho các thao tác hàng ngày. Dãy lồng sát tường phải cách tường tối thiểu 50 cm để đảm bảo thông thoáng và chống chuột Hiện nay một số nhà chăn nuôi chim cút với số lượng lớn đã áp dụng các loại máy uống tự động để giảm chi phí nhân công. Máng ăn uống có thể làm bằng nhôm nhựa.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

 

098 777 3645