Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Phát Hiện Phòng Và Điều Trị Bệnh Cúm Lợn

Bệnh cúm lợn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc trưng trên đường hô hấp của đàn lợn do virus cúm type A gây ra. Bệnh có thể truyền cho người, chủ yếu là những người nông dân chăn nuôi và bác sĩ thú y.

Lợn sốt cao, mệt mỏi, nằm một chỗ khi bị cúm lợn

 

Biểu hiện của bệnh cúm lợn

  • Bệnh mang tính chất bầy đàn. Thời gian nung bệnh từ 1 - 3 ngày, bệnh phát ra đột ngột và có tốc độ lây lan nhanh.
  • Biểu hiện của bệnh cúm lợn đặc trưng là sốt cao từ 40.5 - 41.5oC, con vật mệt mỏi, bỏ ăn, nằm co cụm lại một chỗ lười vận động, thậm chí không đi lại được.
  • Lợn bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, khó thở phải há mồm để thở, thở thể bụng, một số có thể bị viêm kết mạc mắt, con vật giảm cân, gầy yếu biếng ăn và lười vận động.
  • Lợn nái bị rối loạn sinh sản, sảy thai, thai chết non, lợn con sinh ra ít, còi cọc, tỷ lệ tử vong cao.
  • Tỷ lệ mắc trong 1 đàn lên đến 100% nhưng tỷ lệ tử vong rất thấp chỉ 1% (không bị nhiễm kế phát với bệnh khác).
  • Con vật hồi phục rất nhanh sau 5 - 7 ngày kể từ khi biểu hiện bệnh, nếu mắc thêm bệnh kế phát con vật có nguy cơ tử vong cao hơn.

Bệnh tích

  • Bệnh tích tập chung chủ yếu ở phổi với biểu hiện phổi lợn bị viêm.
  • Sự biến đổi tập trung chủ yếu ở thùy đỉnh, thùy tim, có những trường hợp hơn nửa diện tích phổi bị tác động, có thể quan sát được rõ ràng đường ranh giới giữa vùng phổi lành và vùng phổi bị viêm.
  • Các vùng tổ chức phổi bị bệnh có màu tím và rắn chắc, phù bên trong mô phổi.
  • Hạch phổi sưng to, sung huyết.
  • Khí quản, phế quản chứa đầy dịch nhầy, có bọt khí và hầu như đặc kín bởi tơ huyết và dịch rỉ viêm.
  • Khi tiến hành cắt phế quản, tiểu phế quản kết hợp với bóp sẽ thấ dịch đục, dính, mày đỏ hoặc xám chảy ra.
  • Một số trường hợp lợn bị viêm màng phổi dính fibrin.

Phương pháp phòng bệnh

  • Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học, phun sát trùng chuồng trại định kỳ, cách ly lợn có biểu hiện bệnh.
  • Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn thật tốt.
  • Sử dụng vaccine phòng bệnh luôn mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất nhưng cần kết hợp nhiều phương pháp phòng bệnh để bảo vệ tối đa cho đàn vật nuôi.

Cách điều trị bệnh cúm lợn

  • Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh nhưng cần sử dụng thuốc điều trị triệu chứng như giảm ho (bromhexin, prednisine,…), hạ sốt (anagin,…), kháng sinh phòng vi khuẩn kế phát (kanamycin, amoxicyline,…).
  • Bổ sung thuốc bổ, vitamin,… nâng cao sức đề kháng cho con vật.
  • Hộ lý chăm sóc, cách ly con vật bị bệnh phun sát trùng toàn bộ chuồng trại.

Bệnh cúm lợn là bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người khi chúng ta ăn phải lợn bị nhiễm bệnh, để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức cao trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, người chăn nuôi cần xử lý lợn bệnh theo đúng quy định, các cơ sở thực phẩm cần sử dụng kỹ thuật RT-PCR, iiPCR, phân lập virus từ bệnh phẩm, sàng lọc và lựa chọn những thực phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645