Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Phòng và trị bệnh lở mồm long móng heo

Sốt lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh lây lan rất rộng và mạnh; thường là gây thành dịch cho tất cả các loài vật có số ngón chẳn (trâu, bò, dê, cừu, heo).

Đặc điểm

  • Sốt lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh lây lan rất rộng và mạnh; thường là gây thành dịch cho tất cả các loài vật có số ngón chẳn (trâu, bò, dê, cừu, heo). Trong nhiều năm qua (từ năm 2000 đến nay), hàng năm bệnh này đều gây thiệt hại lớn cho đàn heo của Việt Nam.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do vi rút LMLM gây nên. Vi rút có nhiều trong mụn nước, màng bọc của mụn, đường xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hoá, vết thương xây xát ở da.

Xác định dấu hiệu bệnh lý

  • Xác định triệu chứng lâm sàng
  • Heo ủ rũ, sốt cao (40 - 41oC), dáng điệu lù đù, kém ăn hoặc không ăn. Mụn có ở niêm mạc miệng, chân và chỗ da mỏng.
  • Ở miệng: Mụn mọc ở trong má, lợi, lưỡi, môi, mép. về sau mụn vỡ ra hoà cùng với nước bọt làm sùi bọt quanh mép, chảy rơi dớt, mụn vỡ tạo thành  những vết loét đỏ (lở mồm).
  • Ở chân: Nóng, đau, vành móng và kẽ móng hơi sưng, tụ máu phồng ra. Con vật đứng không yên, bước đi khó khăn, vành móng cương mủ; 1 - 2 hôm sau mụn bắt đầu thấy rõ ở kẽ chân, viền móng. Mụn vỡ có thể làm cho móng bị bong ra (long móng). Thường thì cả 4 chân đều bị.
  • Ở vú: Mụn thường mọc ở núm vú, đầu vú. Bầu vú sưng to. Mụn nước vỡ ra để lại những vết xước bằng phẳng dưới dạng vẩy. Phần vú bị tổn thương rất đau.
  • Xác định bệnh tích
  • Đường tiêu hoá: Niêm mạc miệng, lợi, chân răng, má, lưỡi, hầu, thực quản, dạ dày, ruột tụ huyết, xuất huyết kéo thành mảng.
  • Đường hô hấp: Viêm khí quản, cuống phổi, phổi.
  • Lách: Sưng đen.
  • Chân: Mụn loét lở ở kẽ móng, móng long ra

Chẩn đoán bệnh

  • Do tính chất của bệnh như đã nêu trên nên thường dễ chẩn đoán, chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh.
  • Đề ra biện pháp đối phó khi có tình huống bệnh
    • Xử lý heo đã chết: Hủy heo đã chết.
    • Xử lý heo đ ng bệnh
  • Khi có bệnh xảy ra cần khai báo cho chính quyền sở tại và ngành thú y.
  • Không có thuốc đặc hiệu tuy nhiên bệnh vẫn có thể chữa khỏi (trừ trường hợp heo bệnh kèm thêm dấu hiệu hoại tử cơ tim). Cần cân nhắc khi muốn điều trị bệnh này vì heo khỏi bệnh vẫn tiếp tục mang và thải vi rút một thời gian khá dài.
  • Chữa triệu chứng bằng các loại axit hữu cơ (chanh, khế...) hoặc xanh methylen, oxy già. Các vết loét mồm, lưỡi dùng xanh methylen hoặc oxy già 5-10% chống bội nhiễm, tiêm thêm coffein. Khoảng 10 - 15 ngày heo có thể khỏi bệnh.

Xử lý heo chưa bệnh

  • Không vận chuyển heo ra vào ổ dịch.
  • Tiêm vắc xin cho số heo chưa bệnh.
  • Xử lý môi trường chăn nuôi heo
  • Tiêu độc triệt để chuồng trại có heo bệnh: Phun dung dịch thuốc BKA vào chuồng và cả trên mình heo; chung quang chuồng nên rãi vôi bột. Quá trình tiêu độc phải thực hiện 3 ngày/lần.

Phòng bệnh

  • Thực hiện vệ sinh và áp dụng quy trình chăn nuôi
  • Nên cô lập triệt để khu vực chăn nuôi heo. Cần áp dụng biện pháp “cùng đầy, cùng trống” trong chăn nuôi heo.

Dùng vắc xin

  • Hiện nay chúng ta đang dùng nhiều loại vaccine như vô hoạt như: Decivac FMD DOE, Aftopor. để phòng LMLM cho heo; vấn đề là phải có một quy trình tiêm phòng và thực hiện nghiêm túc quy trình này. Nên bắt đầu chủng ngừa khi heo con được 3 tuần tuổi; nên chủng 2 lần/năm.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645