Chất Lượng Mang Tới Thành Công

THUỐC DÙNG TRQNG NUÔI TRỔNG THUỶ SẢN

Thuốc thú y thủy sản là tất cả các loại sản phẩm có thể dùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, các sinh vật là địch hại và mang mầm bệnh, phòng và trị bệnh, để nang cao sức khỏe động vật thủy sản

  • Thuốc thú y thủy sản là tất cả các loại sản phẩm có thể dùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, các sinh vật là địch hại và mang mầm bệnh, phòng và trị bệnh, để nang cao sức khỏe động vật thủy sản trong khi nuôi, khi vận chuyển và sau thu hoạch, để quản lý môi trường đều được gọi là thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản (Bộ Thủy sản Việt nam đưa ra khái niệm).
  • Việc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản có thể mang nhiều lợi ích khác nhau: như làm tăng hiệu hiệu quả sản xuất, giảm lượng chất thải trong môi trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng tỷ lệ sống sót của đàn ấu trùng trong các trại sản xuất giống, giảm tress khi vận chuyển, tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Tác dụng của các lọai thuốc khác nhau đã và đang dùng trong nuôi trồng thủy sản làm giảm đáng kể rủi ro do bệnh tật. Một số bệnh do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây bệnh cho động vật thủy sản đã có thể phòng trị được khi dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và đặc biệt dùng thuốc phòng bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh.
  • Nhưng việc dùng thuốc quá lạm dụng trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi công nghiệp (nuôi thâm canh) đã và đang phổ biến ở Việt Nam và các nước trong khu vực, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của con người, phá hủy môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng các đàn giống, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thương phẩm và tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc... Những ảnh hưởng này càng nặng nề khi những người ngư dân tham gia nuôi trồng thủy không có ý thức và hiểu biết biết ít về hiệu quả và tác dụng của từng loại thuốc mà họ dùng hàng ngày.
  • Trong nuôi thâm canh (nuôi công nghiệp), dùng thuốc là điều không thể tránh khỏi, nhưng để dùng có hiệu quả giảm đi các tác động phụ vốn có của thuốc tới môi trường, sức khỏe của con người và vật nuôi, Các cơ quan quản lý nhà nước về thuốc thú y thủy sản phải có ban hành những quy định nghiêm ngặt về các loại hóa chất được sử dụng và cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản, có biện pháp xử lý thích đáng những người bán và người mua thuốc đã cấm. Mặt khác, cần bồi dưỡng nâng cao ý thức và sự hiểu biết cho ngư dân tham gia nuôi trồng thủy sản về tác dụng và hiệu quả hai mặt của tất cả các chủng loại thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản.
  • Phương pháp dùng thuốc trong nuôi trổng thủy sản
  • Phương pháp dùng thuốc không giống nhau tốc độ hấp thu sẽ khác nhau nên nồng độ thuốc trong cơ thể cũng sẽ khác nhau dẫn đến ảnh hưởng tác dụng của thuốc. Phòng trị các bệnh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản thường phát huy tác dụng cục bộ của thuốc, còn đối với phòng trị các bệnh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản lại dùng phương pháp tác dụng hấp thu của thuốc. Để phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản thường dùng các phương pháp sau đây:

Phương pháp cho thuốc vào môi trường nước

Tắm cho đông vật thuỷ sản:

  • Tập trung động vật thuỷ sản trong một bể nhỏ, pha thuốc nồng độ tương đối cao tắm cho động vật thuỷ sản trong thời gian ngắn để trị các sinh vật gây bênh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản. Phương pháp này có ưu điểm là tốn ít thuốc không ảnh hưởng đến sinh vật phù du là thức ăn của động vật thuỷ sản trong thuỷ vực nhưng muốn trị bênh phải kéo lưới đánh bắt động vật thuỷ sản, động vật thuỷ sản dễ bị xây xát và lại không dễ dàng đánh bắt chúng trong thuỷ vực nên tiêu diệt sinh vật gây bênh cho động vật thuỷ sản khó triệt để. Phương pháp này thường thích hợp lúc chuyển cá, tôm từ ao này qua nuôi ao khác, lúc cần vận chuyển đi xa hoặc con giống trước khi thả nuôi thương phẩm ở các thuỷ vực cần sát trùng tiêu độc.
  • Đối với các ao nuôi động vật thuỷ sản nước chảy cần hạ thấp mực nước cho nước chảy chậm lại hay dừng hẳn rắc thuốc xuống tắm cho động vật thuỷ sản một thời gian rồi nâng dần mực nước lên và cho nước chảy như cũ - nồng độ dùng nên thấp hơn nồng độ tắm nhưng lại cao hơn nồng độ rắc đều xuống ao.

Phương pháp phun thuốc xuống ao:

  • Dùng thuốc phun xuống ao tạo môi trường động vật thuỷ sản sống có nồng độ thuốc thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. Phương pháp này tuy tốn thuốc nhưng tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời không tốn nhân công và ngư lưới cụ. Phương pháp phun thuốc xuống ao có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh ở các cơ quan bên ngoài của động vật thuỷ sản và sinh vật gây bệnh tồn tại trong thuỷ vực tương đối triệt để.
  • Tuy nhiên một số thuỷ vực không có hình dạng nhất định thường tính thể tích không chính xác - gây phiền phức cho việc định lượng thuốc dùng. Ngoài ra có một số thuốc phạm vi an toàn nhỏ, sử dụng không quen có thể ảnh hưởng đến động vật thuỷ sản. Dùng một số thuốc phun xuống ao có thể tiêu diệt sinh vật làm nghèo nguồn dinh dưỡng là thức ăn của động vật thuỷ sản. Thuốc dùng tương tự như tắm nhưng nồng độ giảm đi 10 lần.

Treo túi thuốc:

  • Xung quanh giàn cho động vật thuỷ sản ăn treo các túi thuốc để tạo ra khu vực sát trùng, động vật thuỷ sản lui tới bắt mồi nên sinh vật gây bệnh ký sinh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản bị giệt trừ. Phương pháp treo túi thuốc thích hợp để phòng bệnh cho động vật thuỷ sản và trị bệnh lúc mới phát sinh.
  • Những cơ sở cá đã có thói quen ăn theo nơi quy định và nuôi cá lồng mới có thể tiến hành treo tuí thuốc được.
  • Phương pháp này dùng số thuốc ít nên tiết kiệm được thuốc lại tiến hành đơn giản, động vật thuỷ sản ít bị ảnh hưởng bởi thuốc. Nhưng chỉ tiêu diệt được sinh vật gây bệnh ở trong vùng cho động vật thuỷ sản ăn và trên một số động vật thuỷ sản thường xuyên đến bắt mồi ở quanh giàn thức ăn.
  • Cần chọn liều lượng thuốc cao nhất nhưng không ức chế động vật thuỷ sản tìm đến giàn thức ăn để bắt mồi. Nồng độ thuốc yêu cầu duy trì từ 2 - 3 giờ. thường treo liên tục trong vòng 3 ngày.
  • Dùng một số cây thuốc nam bó thành bó ngâm xuống nhiều nơi trong ao hay ngâm vào gần bờ đầu hướng gió, nhờ gió đẩy lan ra toàn ao sau khi lá dầm phân giải. Phương pháp này có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản và sinh vật gây bệnh trong thuỷ vực. Trong thực tiễn sản xuất nghề cá thường dùng một số cây phòng bệnh cho 
  • cá. Ở nước ta dùng cây xoan bón xuống ao làm phân dần cũng có tác dụng phòng và trị bênh do ký sinh trùng: trùng bánh xe (Trichodina), trùng mỏ neo (Lernaea) ký sinh trên cá, đặc biệt là giai đoạn ương cá hương, cá giống. Hoặc dùng cây thuốc cá để tiêu diệt các loài cá tạp ở ao nuôi tôm.

Dùng thuốc bôi trực tiếp lên cơ thể đông vật huỷ sản:

  • Động vật thuỷ sản bị nhiễm một số bệnh ngoài da, vây...thường dùng thuốc có nồng độ cao bôi trực tiếp vào vết loét hay nơi có ký sinh trùng ký sinh để giết chết sinh vật gây bệnh như: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh do trùng mỏ neo, giun tròn ký sinh.
  • Phương pháp này có thể dùng lúc đánh bắt cá bố mẹ để kiểm tra hay cho đẻ nhân tạo hoặc phòng trị bệnh lở loét nhiễm trùng cho baba. Ưu điểm tốn ít thuốc, độ an toàn lớn , thuận lợi và ít ảnh hưởng đến động vật thuỷ sản.

Phương pháp trôn thuốc vào thức ăn

  • Dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng, chế phẩm sinh học hoặc vacxin trộn vào loại thức ăn ngon nhất, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho động vật thuỷ sản ăn theo các liều lượng. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
  • Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản. Lúc động vật thuỷ sản bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là phòng bệnh.
  • Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: lượng thuốc g, mg/kg thức ăn cơ bản hoặc lương thuốc ụ,g, mg, g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi/ngày.

Phương pháp tiêm thuốc cho đông vật thuỷ sản

  • Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá và các động vật thuỷ sản kích thước lớn. Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Hiệu quả trị liệu cao nhưng lại rất phiền phức vì phải bắt từng con. thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ hay tiêm vacxin cho cá hoặc những lúc cá bị bệnh nặng mà số lượng cá bị bệnh nặng không nhiều hay một số giống loài động vật thuỷ sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

Tác dụng của thuốc và các nhân tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Tác dụng của thuốc

Tác dụng cục bộ và tác dụng hấp thu:

  • Thuốc dùng ở tổ chức nào, cơ quan nào thì dừng và phát huy tác dụng ở đó như dùng cồn Iode, xanh Methylen bôi trực tiếp vào các vết thương, vết loét của cá bệnh. Ca(OCl)2 tác dụng khử trùng bên ngoài cơ thể cá.
  • Tác dụng cục bộ của thuốc không chỉ xảy ra ở bên ngoài cơ thể mà cả bên trong như một số thuốc vaò ruột ở đoạn nào phát huy tác dụng ở đoạn ấy.
  • Tác dụng hấp thu là thuốc sau khi vào cơ thể hấp thu đến hê thống tuần hoàn phát huy hiêu quả như dùngSulphathiazin trị bênh đốm đỏ.

Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp:

  • Căn cứ vào cơ chế tác dụng của thuốc chia ra tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp. Tổ chức tế bào cơ quan nào đó của người cũng như sinh vật tiếp xúc với thuốc phát sinh ra phản ứng thì gọi là tác dụng trực tiếp của thuốc, còn tác dụng gián tiếp là do tác dụng trực tiếp mà dẫn đến một số cơ quan khác phát sinh ra phản ứng.

Tác dụng lựa chọn của thuốc:

  • Tính mẫn cảm của các cơ quan trong cơ thể sinh vật với thuốc không giống nhau nên tác dụng trực tiếp của thuốc với các tổ chức cơ quan của cơ thể sinh vật cũng có khả năng lựa chọn. Do quá trình sinh hoá của tế bào tổ chức của các cơ quan không giống nhau, tế bào tổ chức của cơ quan nào phân hoá càng cao, quá trình sinh hoá càng phức tạp thì khả năng can thiêp của thuốc càng lớn nên tính mẫn cảm với thuốc càng cao như hê thống thần kinh.
  • Tuy mỗi tổ chức cơ quan có đặc trưng riêng nhưng trên một số khâu có sự giống nhau nên nhiều loại thuốc ngoài khả năng lựa chọn cao đối với các tế bào của cơ quan ra còn có thể tác dụng trực tiếp với một số tổ chức cơ quan khác. Nhất là lúc lượng thuốc tăng. Vì vậy tính lựa chọn của thuốc cũng mang tính tương đối.
  • Hiên nay dùng một số hoá chất để tiêu diêt sinh vật gây bênh có tính lựa chọn tương đối cao nên với nồng độ không độc hại với cơ thể ký chủ nhưng can thiêp được quá trình sinh hoá riêng của sinh vật gây bênh nên phát huy hiêu quả trị liêu cao.
  • Những sinh vật gây bênh ký sinh trong cơ thể ký chủ có khả năng thích ứng càng cao chứng tỏ quá trình sinh hoá càng gần với tổ chức ký chủ nên tiêu diêt nó rất khó như virus ký sinh trong tế bào tổ chức của người cũng như sinh vật.
  • Ngoài một số thuốc có tính chất lựa chọn cao với các tổ chức cơ quan ra có một số thuốc lại có tác dụng độc hại đối với tế bào chất nói chung. Thuốc vào cơ thể can thiêp quá trình sinh hoá cơ bản nhất của bất kỳ tế bào chất nào vì vậy mà tác dụng đến sự sống của tất cả các tổ chức cơ quan như các Ion kim loại mạnh kết hợp với gốc SH của men làm rối loạn chức năng hoạt động của hê thống men nên tế bào tổ chức không ttổng hợp được Protein.

Tác dụng chữa bệnh và tác dụng phụ của thuốc:

  • Dùng thuốc để chữa bênh nhằm mục đích tiêu diêt nguyên nhân gây bênh và các triêu chứng bênh nên thường người ta dùng thuốc chữa bênh lại có thêm thuốc bồi dưỡng khôi phục lại chức năng hoạt động của các tổ chức cơ quan.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc tuy đạt được mục đích chữa lành bênh nhưng có một số thuốc gây ra một số phản ứng phụ có thể tác hại đến cơ thể như:
  • Do tính toán không chính xác nên nồng độ thuốc quá cao, một số thuốc duy trì hiêu lực tương đối dài ở trong nước. Có khi dùng nồng độ thuốc trong phạm vi an toàn nhưng điều kiên môi trường biến đổi xấu hoặc cơ thể động vật thuỷ sản yếu cũng dễ bị ngộ độc, với các bênh ở bên trong cơ thể động vật thuỷ sản phải dùng thuốc trộn với thức ăn nhưng có một số động vật thuỷ sản không ăn nên tính lượng thuốc khó chính xác, những con tham ăn có thể ăn liều lượng nhiều cũng dễ bị ngộ độc. Do đó mỗi khi dùng thuốc trị bênh cho động vật thuỷ sản cần tăng cường công tác quản lý chăm sóc.
  • Dùng thuốc tiêm cho động vật thuỷ sản có một số con sau khi tiêm bị lở loét, có nhiều ao động vật thuỷ sản bị bênh sau khi dùng thuốc để chữa, động vật thuỷ sản khỏi bênh đáng ra 
  • sinh trưởng nhanh nhưng do ảnh hưởng của thuốc động vật thuỷ sản trong ao sinh trưởng không đều, một số con sinh trưởng rất chậm. Hiên tượng này ở gia súc, ở người rõ hơn ở động vật thuỷ sản.

Tác dụng hợp đổng và tác dụng đối kháng của cơ thể:

  • Cùng một lúc dùng hai hay nhiều loại thuốc làm cho tác dụng mạnh hơn lúc dùng riêng rẽ. Trái lại một số thuốc khi dùng riêng lẻ tác dụng lại mạnh hơn pha trộn nhiều loại thuốc bởi giữa chúng có thể triệt tiêu tác dụng làm cho hiệu nghiêm giảm, tuy nhiên vấn đề này ở động vật thuỷ sản nghiên cứu còn ít.
  • Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng nhưng yếu tố chính là mối quan hệ tương hỗ giữa thuốc và cơ thể sinh vật.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645