Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh trùng mỏ neo

Trùng mỏ neo là ký sinh trùng tương đối phổ biến và rất nguy hiểm đối với nhiều loài cá. Trùng dùng móc bám cắm sâu vào thân, vây, hốc mắt... của cá, gây bệnh hàng loạt cho cá, tỷ lệ tử vong khá cao, làm chết rất nhiều cá hương và cá giống.

cá bị bệnh trùng mỏ neo

a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Trùng gây bệnh là Lernaea, thuộc lớp Crustacea J.Lamarck ,1801, Bộ Copepoda M.Milne Edwards,1834-1840, Họ Ergasilidae Thorell,1859, Giống Ergasilus Nordmann,1832. Cấu tạo của trùng mỏ neo chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Do đời sống ký sinh nên cấu tạo của trùng biến đổi cho thích hợp như đầu biến thành móc bám (giống mỏ neo tàu) dùng để ký sinh. Hình dạng móc bám là căn cứ để phân loại. Ngực do 6 đốt hợp thành ống, ranh giới các đốt không rõ ràng. Trên mỗi đốt có đôi chân bơi, nhưng chân bị thoái hóa. Đốt thứ 6 có cơ quan sinh dục. Bụng không phân đốt, có 2 túi trứng khá phát triển và cuối cùng có gai đuôi. Lernaea đẻ trứng vào nước. Trứng nở ra ấu trùng bơi lội tự do trong nước. Quá trình phát triển gồm 10 lần lột xác. Khi trưởng thành, sau khi giao phối xong, con cái bám ký sinh trên cá, con đực bơi lội tự do trong nước vài ngày rồi chết. Sự phát triển vòng đời trùng mỏ neo phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng nhất. Nhiệt độ nước thích hợp cho sự phát triển của trùng là 26 -28oC, một trùng cái trong vòng 28 ngày sinh ra 10 đôi túi trứng. Mỗi đôi có từ 60 -400 trứng. Trong các ao nuôi cá thường có nhiệt độ này, vì vậy chúng phát triển rất nhanh, nên khi nuôi cá phải hết sức chú ý theo dõi chúng và cần phải có biện pháp phòng bệnh Lernaeosis tích cực.
b. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh

Trùng mỏ neo phân bố hầu như khắp thế giới. Trên tất các loài cá nuôi và tự nhiên. Tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng tương đối cao, nhất là cá mè hoa và cá vẩy mềm. Ở nhiều vùng nước ngọt trùng ký sinh từ cá con đến cá lớn. Do kích thước trùng lớn, nhìn thấy rõ bằng mắt thường, nên dễ nhận ra bệnh.
c. Dấu hiệu bệnh lý
Trùng dùng móc đâm sâu vào thân cá, vào các gốc vây, hốc mắt cá làm thành những vết thương xưng tấy đỏ, chảy máu. Chung quanh vết thương thường có nấm thủy mi phát triển và vi trùng trong nước có điều kiện xâm nhập làm bệnh thêm trầm trọng. Đầu trùng đâm sâu thủng bụng cá, gây hiện tượng loét thối làm chết cá. Trên thân một cá mè hoa 15cm có khi đến hàng trăm trùng bám. Do kích thước trùng lớn, nhìn thấy rõ bằng mắt thường, nên dễ nhận ra bệnh.


d. Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại
Bệnh phát triển vào cuối xuân, đầu hạ. Nhưng ở nước ta hầu như có thể gặp trùng mỏ neo quanh năm. Tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng tương đối cao, nhất là cá mè hoa và cá vẩy mềm. Ở nhiều vùng nước ngọt trùng ký sinh từ cá con đến cá lớn.
e. Chẩn đoán bệnh
Dựa vào dấu hiệu bệnh lí, quan sát mẫu dưới kính giải phẩu hoặc kính hiển vi.
f. Cách phòng
Dùng vôi tẩy ao số lượng 800 -1000 kg/ha những vùng không bị ảnh hưởng của đất phèn thì nên kết hợp phơi đáy ao 3 - 5 ngày để diệt trứng và ấu trùng Lernaea trước khi ương nuôi cá.

Sản phẩm Nanoral Pro đặc trị trùng mỏ neo trên cá

g. Cách trị
Dùng một trong những biện pháp sau:
- Dùng lá xoan bón xuống ao với số lượng 0,3 - 0,5 kg/m3 nước. Chú ý: sau 3 - 4 ngày đầu lá xoan phân hủy mạnh, nước thiếu oxy, cá thường nổi đầu. Hiện tượng này từ ngày thứ 5 trở đi giảm dần.
- Dùng phân chuồng ủ bón lượng tăng gấp 2 - 3 lần làm thay đổi môi trường sống đột ngột, Lernaea sẽ chết và thoái hóa. Ví dụ: 100m2 ao thường bón 70 kg trong tuần. Khi cá bệnh mỏ neo thì bón 140 - 210 kg cho 100m2. Mức nước ao sâu trung bình là 1 m. Trong 3 cách chữa trị bệnh Lernaea, thì cách dùng lá xoan bón xuống ao là có kết quả tốt hơn cả, tỉ lệ diệt trùng khoảng 80 - 90%
Hiện nay trong một số tài liệu nước ngoài có khuyến cáo sử dung một loại hoá
chất có tên gọi là dimilin, có khả năng diệt giáp xác dựa vào khả năng ức chế quá
trình hình thành võ chitin của nhóm này. Chất này có ưu điểm là an toàn hơn những
nhóm thuốc diệt giáp xác đã từng được sử dụng.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

 

098 777 3645