Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Các loại bệnh lý trên thủy sản

Tùy theo nguyên nhân , biểu hiện , triệu chứng , môi trường...của từng cá thể mà ta có thể đánh giá cá thể nhiễm bệnh thuộc nhóm nào .

 

Căn cứ nguyên nhân gây bệnh
Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh có thể chia làm 2 nhóm chính: bệnh 
truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.
Bệnh truyền nhiễm: là bệnh gây ra do tác nhân thuộc giới thực vật bao gồm: vi 
khuẩn, virus, nấm, nguyên sinh động vật... Tính chất lây truyền mạnh mẽ và có thể thành những ổ dịch lớn. Chú ý bệnh truyền nhiễm dễ nhầm lẫn với sự nhiễm độc chất hóa học.
Bệnh không truyền nhiễm: là bệnh gây ra do môi trường, dinh dưỡng, độc tố ....
Bệnh này không có tính lan truyền.

Các bệnh truyền nhiễm do:

Các bệnh không truyền nhiễm do:

- Ký sinh trùng
- Vi khuẩn
- Nấm
- Vi-rút

- Môi trường
- Dinh dưỡng
- Độc tố

 

 

 

Căn cứ tình hình cảm nhiễm của bệnh để chia thành các nhóm sau:
• Cảm nhiễm đơn thuần: cá, tôm bị bệnh do một số giống, loài sinh vật gây bệnh 
đơn độc xâm nhập vào cơ thể gây ra.
• Cảm nhiễm hỗn hợp: Cá tôm bị bệnh do cùng một lúc đồng thời 2 hoặc nhiều giống loái sinh vật xâm nhập vào cơ thể gây ra.
• Cảm nhiễm đầu tiên: Sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cá, tôm khỏe mạnh làm phát sinh ra bệnh.
• Cảm nhiễm kế tiếp: cá tôm bị cảm nhiễm bệnh trên cơ sở đã có cảm nhiễm đầu tiên như cá bị nhiễm nấm thủy mỵ sau khi cơ thể cá đã bị thương.
• Cảm nhiễm tái phát: cá, tôm bị bệnh đã khỏi nhưng không miễn dịch, lần thứ 2 sinh vật gây bệnh xâm nhập vào làm cho cá phát sinh ra bệnh.
• Cảm nhiễm lặp lại: cơ thể cá, tôm bị bệnh đã khỏi nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn còn, tạm thời ở trạng thái cân bằng giữa ký chủ và vật ký sinh nếu có sinh vật gây bệnh cùng chủng loại xâm nhập vào hoặc sức đề kháng của cơ thể yếu sẽ cảm nhiễm


Căn cứ vào vị trí ký sinh ở các cơ quan, các tổ chức người ta chia bệnh cá,
tôm thành
Bệnh ngoài da (Ectoparasites): Trên cá bao gồm các bệnh như bệnh trắng đuôi, 
bệnh nấm thủy mi, Trichonosis, Chilodonellosis, Criptobiosis, Lernaeosis. Trên tôm cũng có một số tác nhân ký sinh trên bề mặt của vỏ và các phụ bộ. Do sự phát triển của các sinh vật phát triển trên bề mặt cơ thể tôm như các tiêm mao trùng Zoothamnium, Epistylis, Vorticella, Acineta và các tảo dạng sợi như Lyngbya. Bệnh đốm đen trên vỏ tôm, bệnh ăn mòn các phụ bộ tôm do nhiều loài
vi khuẩn cùng gây ra.
Bệnh ở mang: Dactylogyrosis, Cryptobiosis, (Sinergasillosis), Trichodinosis, Ichthyophthyriosis. Trên tôm, do các sinh vật “gây bẩn” mang tôm như vi khuẩn, nấm, tiêm mao trùng, tảo và chất cặn bả bám vào mang làm mang tôm có màu
nâu.
Bệnh đường ruột (Endoparasites): bệnh viêm ruột do vi trùng, Eimerriosisnguyên sinh động vật, sán lá, sán dây, giun tròn, giun đầu móc.
Bệnh máu: bệnh đốm đỏ, Trypanosomosis, Sanguinicolosis.
Bệnh ở một số cơ quan khác: não, mắt, cơ, túi mật, xoang bụng, gan.


 Căn cứ vào tính chất quá trình của bệnh để chia.
• Bệnh cấp tính: Bệnh cấp tính có quá trình phát triển rất nhanh chóng chỉ trong 
vòng mấy ngày đến 1-2 tuần. Cơ thể bị bệnh hoạt động sinh lý biến đổi nhanh chóng thành bệnh lý, có một số bệnh triệu chứng bệnh chưa kịp xuất hiện rõ thì sinh vật đã chết như bệnh nấm mang cấp tính chỉ cần 1-3 ngày cá đã chết, bệnh phát sáng của ấu trùng tôm khi phát bệnh chỉ cần 1-2 ngày tôm chết hết.
• Bệnh thứ cấp tính: Quá trình phát triển của bệnh tương đối dài từ 2-6 tuần, triệu chứng chủ yếu của bệnh xuất hiện và phát triển như bệnh nấm mang cấp tính, tổ chức mang bị phá hoại, mang bị sưng lở loét, tơ mang bị đứt.
• Bệnh mạn tình: Quá trình phát triển của bệnh kéo dài có khi hàng tháng hoặc hàng năm. Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh tác dụng trong thời gian dài và không mãnh liệt nhưng cũng không dễ dàng tiêu trừ như bệnh nấm mang mãn tính của cá gây một số tế bào mang bị chết, mang nhợt nhạt. Trong thực tế ranh giới giữa 3 loại bệnh này không rõ vì giữa chúng còn có thời kỳ quá độ và tùy điều kiện thay đổi nó có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

 

098 777 3645