Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Các thời kỳ phát triển của bệnh thủy sản

Dưới tác dụng của các yếu tố gây bệnh, cơ thể sinh vật không phải lập tức bị bệnh mà trải qua một quá trình. Căn cứ vào đặc trưng phát triển từng giai đọan của bệnh mà chia thành các thời kỳ sau

Thời kỳ ủ bệnh.
Là thời kỳ từ khi nguyên nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đến lần thứ nhất 
xuất hiện triệu chứng bệnh, lúc này hoạt động sinh lý bình thường của cá bắt đầu thay đổi. Thời kỳ này dài hay ngắn không giống nhau (có thể chỉ mấy phút như hiện tượng trúng độc, có thể vài ngày như các bệnh truyền nhiễm, hoặc có thể vài tháng, mấy năm như các bệnh ký sinh trùng). Do nó phụ thuộc vào chủng loại, số lượng, phương thức cảm nhiễm của yếu tố gây bệnh cũng như sức đề kháng của ký chủ và điều kiện môi trường. Cơ thể cá, tôm bị thương không có thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh chia làm 2 giai đoạn:
- Từ khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi sinh sản, đó là những bệnh do sinh vật ký sinh gây ra.
- Từ khi sinh sản đến lúc bị bệnh đầu tiên.
Thời kỳ ủ bệnh sinh vật ký sinh tìm mọi cách tích lũy chất dinh dưỡng để tăng cường cường độ sinh sản và hoạt động của nó. Về ký chủ trong thời kỳ này tạo ra những yếu tổ miễn dịch để phòng vệ. Thời kỳ ủ bệnh nếu cá tôm được chăm sóc cho ăn đầy đủ, môi trường sồng sạch sẽ thì thời kỳ này kéo dài tác hại đến tôm cá hầu như không đáng kể. Cần theo dõi trong quá trình ương nuôi cá, tôm để phát hiện sớm và có biện pháp để phòng trị kịp thời trong giai đoạn này là tốt nhất.
Thời kỳ dự phát.
Là thời kỳ chuyển tiếp từ lúc xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên đến lúc bệnh lý 
rõ ràng. Thời kỳ này tác nhân gây bệnh đã tác động đến tổ chức cơ quan của cá tôm. Với tác nhân gây bệnh là sinh vật thời kỳ này chúng sản sinh rất mạnh. Thời kỳ dự phát thường ngắn, có một số bệnh triệu chứng không thẻ hiện rõ như bệnh xuất huyết mang.
Thời kỳ thịnh vượng.
Là thời kỳ bệnh phát triển cao nhất, triệu chứng điển hình của bệnh thể hiện rõ. 
Quá trình trao đổi chất cũng như hình thái cấu tạo của tế bào tổ chức các cơ quan trong cơ thể cá tôm có sự biến đổi. Thời kỳ này nặng nhất và thường xuyên gây tác hại cho cá, tôm. Trong thực tế phân chia rõ ràng 3 thời kỳ như trên rất là khó, bởi nó chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng và trong quá trình tiến triển của bệnh thay đổi phức tạp.
Ví dụ: Cá bị nhiễm Trichodina ở thời kỳ này da cá nhợt nhạt, khá dầy, mất nhiều
nhớt và bỏ ăn. Trứng cá bị nấm thủy mi. Hầu hết trứng cá đã bị nhiễm nấm và một số trứng
đã bị ung.
 Thời kỳ khỏi bệnh (thời kỳ cuối bệnh)
Ở thời kỳ này nếu mầm bệnh thắng cơ thể sinh vật thì sinh vật có thể bị chết. 
Nếu thuốc chữa trị có tác dụng diệt mầm bệnh, các tác nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh lý tuy mất đi nhưng chưa triệt để, hiện tượng cá chết có giảm nhưng chưa dứt hẳn, cần tăng số lần trị.
Thời kỳ phục hồi
Việc chữa trị bệnh lý đã dứt hẳn, các chức năng sinh lý hoàn toàn phục hồi, cơ 
thể hoạt động trở lại bình thường. Cần chú ý chăm sóc tốt hơn bằng cách tăng khẩu phần dinh dưỡng cũng như tăng khẩu phần về chất và lượng để cho cá phục hồi.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645