Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Khái niệm cơ bản về bệnh lý thủy sản

Bệnh là biểu hiện trạng thái bất thường của cơ thể sinh vật với sự biến đổi xấu của môi trường xung quanh, cơ thể nào thích ứng thì tồn tại và ngược lại không thích ứng thì mắc bệnh và chết.

KHÁI NIỆM VỀ BỆNH LÝ
Dưới tác dụng của những kích thích bên ngoài, cơ thể sinh vật luôn luôn biến đổi 
để thích ứng với những thay đổi đó. Sự biến đổi của cơ thể sinh vật cần trải qua một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu điều kiện môi trường thay đổi quá đột ngột, vượt xa phạm vi thích ứng của cơ thể, lúc này khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường sẽ giảm và có thể biểu hiện triệu chứng bệnh lý. Lúc đó cơ thể hoạt động không bình thường, các chức năng sinh lý bị rối loạn, sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bị mất đi.
1.1 Định nghĩa
Bệnh là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về bệnh, tùy theo tác giả khi đề cập 
những vấn đề khác nhau sẽ có những thuật ngữ riêng để diễn tả. Theo ông Brown, E.E. and Gratzek, J.B. cho rằng “Bệnh là biểu hiện trạng thái bất thường của cơ thể sinh vật với sự biến đổi xấu của môi trường xung quanh, cơ thể nào thích ứng thì tồn tại và ngược lại không thích ứng thì mắc bệnh và chết. Theo Viện Nghiên Cứu Sức Khoẻ Thuỷ Động Vật (AAHRI), Thái lan 1995. Trong tài liệu “Quản lý sức khoẻ tôm trong ao nuôi” đã có định nghĩa như sau: “Bất kỳ một sự bất thường nào trong cấu tạo và chức năng của cơ thể sinh vật được gọi là bệnh. Có nghĩa là bệnh chỉ phát sinh do sự lây nhiễm mầm bệnh mà còn do các vấn đề về môi trường và dinh dưỡng gây ra”.
1.2 Bệnh lý
Bệnh lý chính là những phản ứng của cơ thể bằng sự thay đổi một phần hay toàn 
bộ chức năng sinh lý bình thường của cơ thể sinh vật, khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, đồng thời có sự thay đổi đột ngột của các yếu tố ngoại cảnh.
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH LÝ
2.1 Nguyên nhân phát sinh bệnh lý
Trong những năm gần đây ngành thủy sản phát triển rất nhanh. Mục đích của 
người nuôi là thu được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, như một qui luật tự nhiên khi các hoạt động nuôi phát triển thì dịch bệnh sẽ tăng lên. Trong quá trình nuôi, các yếu tố như mật độ nuôi cao, thức ăn nghèo dinh dưỡng, chất lượng nước xấu, nhiệt độ nước không thích hợp và quản lý không tốt là những yếu tố làm cho cá, tôm yếu đi, mầm bệnh có cơ hội tân công và lây lan nhanh chóng và gây thiệt hại lớn.
Nguyên nhân
: là những yếu tố kích thích, tác động vào cơ thể làm sinh vật thay đổi

hoạt động sinh lý bình thường và làm sinh vật bị bệnh. Bất cứ một bệnh nào cũng có
nguyên nhân. Nguyên nhân không chỉ do các sinh vật gây bệnh mà có thể môi trường
hoặc bản thân sinh vật.
Snieszko 1974 đã giải thích mối quan hệ giữa: môi trường, mầm bệnh và ký chủ, qua 3 vòng tròn theo hình 1. Bệnh xảy ra là kết quả tác động của 3 yếu tố trên. Bệnh xảy ra khi sự cân bằng của 3 yếu tố trên bị phá vỡ.
Khi hội đủ 3 yếu tố: Môi trường, mầm bệnh và vật chủ thì cá, tôm có thể mắc bệnh.

Nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố thì vật nuôi (cá, tôm) không mắc bệnh. Tuy cá, tôm có
mang mầm bệnh nhưng môi trường thuận lợi cho vật nuôi và bản thân vật nuôi có sức
đề kháng với mầm bệnh thì bệnh không thể phát sinh được. Do dó để ngăn chặn mầm
bệnh bộc phát thì người nuôi làm tốt các khâu sau: Cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao hồ diệt
mầm bệnh, chọn con giống khỏe mạnh, sạch bệnh, cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và
lượng.
Như vậy, 3 yếu tố trên có mối liên quan mật thiết với nhau, do dó khi xem xét nguyên
nhân gây bệnh cho tôm cá, không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc mà cần phải xem
xét cả 3 yếu tố: môi trường, mầm bệnh và vật nuôi.
Trong nuôi trồng thuỷ sản, phần lớn nguyên nhân gây bệnh đầu tiên là những biến đổi
xấu về môi trường gây “sốc” hay gây tổn thương đến cơ thể dẫn đến làm giảm đi khả
năng kháng bệnh của vật nuôi.
2.1.1 Tác động kích thích gây bệnh cho cơ thể sinh vật.
Cơ thể sinh vật sống trong môi trường chịu tác nhiều yếu tố kích thích như: Tác nhân lý học, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học do mầm bệnh như: virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật.
Bệnh học thuỷsản
thức như ký sinh ở các tế bào, tổ chức cơ quan gây bệnh cho vật nuôi. Yếu tố mầm 
bệnh này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống. Từ đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của vật nuôi.
2.1.2 Do thiếu các chất cơ thể vật chủ cần.
Trong quá trình sống, cơ thể và môi trường có sự liên hệ mật thiết, có tác dụng qua lại, các chất cơ thể cần không có hoặc không đủ làm cho cơ thể biến đổi về mặt sinh học, thậm chí có thể chết như bệnh thiếu dinh dưỡng.
Căn cứ vào mức độ có thể chia làm 2 loại:
• Do không có hoặc thiếu các chất rất cần để duy trì cơ thể sống, cơ thể cá, tôm sẽ có sự biến đổi rất nhanh thậm chí có thể làm cho cá, tôm chết đột ngột như oxy, nước…
• Do thiếu một số chất hoặc điều kiện sống lúc đầu của cơ thể sinh vật chưa có biến đổi rõ nhưng cứ kéo dài liên tục thì sẽ làm cho quá trình trao đổi chất bị trở ngại, hoạt động của các hệ men bị rối loạn cơ thể không phát sinh được và phát sinh ra bệnh như thiếu chất đam, mỡ, đường, vitamin, chất khoáng… Nếu trong thức ăn của cá, tôm thiếu Canxi và Photpho sẽ làm cho cá tôm bị bệnh còi xương, cong thân, dị hình, mềm vỏ,… ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ men tiêu hóa.
2.1.3 Do bản thân cơ thể sinh vật có sự biến đổi dẫn đến bị bệnh.
Có một số chất và một số yếu tố kích thích trong điều kiện bình thường là cần 
thiết để có thể đáp ứng nhu cầu cơ thể phát triển bình thường nhưng do cơ thể sinh vật có sự thay đổi hoặc một số tổ chức cơ quan có bệnh lý nên các yếu tố đó trở thành nguyên nhân gây bệnh.
2.2 Điều kiện để phát sinh bệnh
Cơ thể sinh vật phát sinh ra bệnh không những chỉ do một nguyên nhân nhất 
định mà còn cần có điều kiện thích hợp. Nguyên nhân quyết định quá trình phát sinh và đặc tính phát sinh phát triển của bệnh còn điều kiện chỉ có tác dụng làm tăng lên hay cản trở cho quá trình phát sinh phát triển của bệnh. Do đó, nắm vững nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh để hiểu rõ bản chất của bệnh là rất cần thiết để có biện pháp phòng ngừa và xử lý hợp lý.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645