Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Một số phương pháp trị bệnh cá, tôm

Khi phát hiện ao cá, tôm bị bệnh, phải tiến hành kiểm tra bệnh kịp thời, chẩn đoán bệnh chính xác. Tùy tình hình của bệnh cá và khả năng hiện có của cơ sở sản xuất mà chọn phương pháp trị bệnh thích hợp.

1.Tắm cá
Phương pháp này, có tác dụng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra hoặc 
là do ngoại ký sinh (ở da và mang). Nhằm làm giảm lượng hóa chất sử dụng, người nuôi nên hạ thấp mực nước trong ao. Đồng thời cũng chuẩn bị một nguồn nước sạch để cung cấp. được thực hiện trong thao, bể xây, giai chứa cá hay các bể lót ni-lông bơm oxy. Trong bè có điều kiện chắn dòng nước chảy và điều kiện sục khí tốt. Phương pháp này thường để trị các bệnh ngoại ký sinh. Số lượng hóa chất được sử dụng thường có nồng độ cao đủ để diệt ký sinh trùng nhưng không gây sốc trầm trọng cho cá. Việc trị liệu thường được xác định trong 15 phút đến 1 giờ với có sục khí tốt.
Cần theo dõi liên tục phản ứng của cá để tránh hiện tượng quá liều (liều thuốc cao, thời gian tắm quá lâu). Khi thấy cá có dấu hiệu không bình thường như: cá muốn nhảy ra khỏi chậu, không phản ứng với tiếng động hay bơi cuộn lại thành đàn. Nhanh chóng chuyển cá từ dung dịch thuốc sang nước sạch hoặc vừa hút thuốc ra vừa cấp nước mới vào. Đối với các ao nuôi có diện tích lớn và nuôi cá trong bè có thể áp dụng một số cách và dụng cụ sau đây để tắm thuốc hoặc hoá chất cho cá.
2. Phun thuốc xuống ao.
Đối với ao ương, nuôi có diện tích lớn hoặc không có điều kiện gom cá lại nên 
sử dụng phương pháp phun thuốc xuống ao. Phương pháp này thường áp dụng để phòng và trị các bệnh ngoại ký sinh.
Phương pháp này có ưu điểm là ít tốn sức lao động, cá không bị sốc (do thao tác 
sang cá, chuyển cá) và cho kết qủa tốt.
Điểm hạn chế của phương pháp này là tốn nhiều thuốc và cần tính chính xác thể tích nước ao nuôi để tránh cá bị ngộ độc thuốc.
3. Chế biến thuốc vào thức ăn.
Đối với bệnh do vi khuẩn, bệnh nội ký sinh biện pháp phòng trị có hiệu qủa là trộn 
thuốc vào thức ăn.
Các loại thuốc thường dùng: kháng sinh thường dùng Oxytetracyline, Norfloxacine, Erytromycine, Sulfamid... Có thể các chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin, khóang premix, các men tiêu hóa.
Chú ý:
- Sử dụng biện pháp này, khi cá bệnh còn khả năng bắt mồi.

- Lượng thức ăn trộn thuốc nên ít hơn bình thường (1-2% trọng lượng cơ thể cá) và có thể bổ sung chất hấp dẫn cá ăn thức ăn (Dầu mực..), thức ăn cần có chất kết dính (bột gòn, bột mì, cám mịn, agar...).
4.Treo giỏ thuốc.
Đối với lồng bè và ao nuôi có nước ra vào thì có thể dùng túi vải đựng thuốc, 
hóa chất CuSO4, vôi bột, muối và cây cỏ thuốc nam (đã định liều lượng) treo ở đầu nguồn nước hoặc ở nơi sàn ăn chủ yếu để phòng bệnh cho cá vào đầu mùa dịch bệnh hoặc cá mới chớm bệnh.
5. Tiêm cá
Có thể tiêm vào cơ, xoang bụng hoặc mạch máu. Tuy nhiên phương pháp này 
thường chỉ được áp dụng trên các loài cá bố mẹ hoặc quý hiếm. Để việc trị liệu có hiệu quả nên căn cứ vào dấu hiệu lam sáng hoặc kết quả xét nghiệm để trọn loại thuốc cho phù hợp. Ngoài ra cần phải sử dụng thuốc đúng liều lượng. Tránh dùng liều thấp và liều liên tiếp nhau vì như vậy không những không mang lai hiệu quả chữa trị mà còn kích thích sự đề kháng của vật nuôi. Cũng cần phải chú ý đến việc quản lý tốt môi trường nuôi trong thời gian dùng thuốc.
6. Bơm thuốc
Thuốc bơm vào hầu qua miệng để tẩy sán ở cá bố mẹ ...

4.7 Bôi trực tiếp
Cá bị bệnh đốm đỏ mãn tính hay xây xát do đánh bắt có thể dùng cồn Iode bôi 
trực tiếp vào vết thương.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645