Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Thuốc kháng sinh trong thủy sản

Thuốc kháng sinh là những chất có tác động chống lại sự sống của vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn nhân lên bằng cách tác động ở mức phân tử, hoặc tác động vào 1 hay nhiều giai đoạn chuyển hóa cần thiết của đời sống vi khuẩn hoặc tác động vào sự cân bằng lý hóa.

 

Kháng sinh có tác dụng đặc hiệu nghĩa là một loại kháng sinh sẽ tác động lên một loại vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn nhất định. Như vậy thuốc kháng sinh không có cùng một hoạt tính như nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn.
Một số kháng sinh có hoạt phổ thông, nghĩa là chúng có hoạt tính đối với nhiều 
loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau, một số có hoạt phổ hẹp thì chỉ có hoạt tính đối với 1 hay một số ít loại vi khuẩn. Kháng sinh có nhiều nguồn gốc khác nhau, có thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, có thể ly trích từ động vật, thực vật, vi sinh vật.
Người ta phân biệt kháng sinh với chất sát khuẩn (antiseptics) và chất tẩy uế (disinfectants) như sau:
- Chất sát khuẩn: là những chất hóa học rất khác nhau, có tác động mạnh đối với vi khuẩn, làm vi khuẩn bị phá hủy. Chất sát khuẩn khác cơ bản với thuốc kháng sinh ở chỗ tác động hóa học và tính đặc hiệu của chúng. Chất sát khuẩn thường chỉ dùng tại chổ như bôi ngoài da, đôi khi chỉ có tác dụng ức chế vì vậy vi khuẩn có thể phục hồi trở lại. Các điều kiện sử dụng chất sát khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố như nồng độ, độ hòa tan, nhiệt độ và thời gian tiếp xúc.
- Chất tẩy uế: là những chất có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật. Chúng khác thuốc kháng sinh ở chổ rất độc hại. Sự độc hại không những cho vi sinh vật mà cho cả ký chủ, do đó các chất này thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật.
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý
Mỗi loại kháng sinh đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, có thể gây 
độc cho người và động vật. Do đó, việc sử dụng kháng sinh cần phải tuân theo các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý và an toàn
Nguyên tắc sử dụng hợp lý kháng sinh:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn

- Phải chọn đúng kháng sinh và dạng thuốc thích hợp
- Phải sử dụng kháng sinh đúng liều và đúng thời gian qui định
- Biết cách dùng phối hợp kháng sinh điều trị và kháng sinh dự phòng
Phân loại kháng sinh
a. Họ ß - lactamin: gồm 2 nhóm

- Nhóm penicilin: gồm penicilin, Ampicilin, Oxacilin
- Nhóm Cephalosporin
b. Họ Aminosid: phổ biến nhất là streptomycin, Neomycin
c. Họ Tetracylin: gồm Aureomycin, Oxytetracylin (Terramycin), Tetracylin
d. Các Polypeptid: chế xuất từ trực khuẩn Bacillus
e: Các Macrolid: gồm Spiramycin, Erythromycin, Rifamycin

f. Kháng sinh chất nấm: gồm Nystatin, Natamycin
Hoạt tính kháng khuẩn của kháng sinh
a. Hoạt tính diệt khuẩn, kìm khuẩn và cơ chế tác dụng:
- Diệt khuẩn: Diệt vi khuẩn lúc tế bào đang phân chia (gồm có Penicillin, 
Cephalosporin) hay diệt vi khuẩn thời kỳ không phân chia (Aminosid, Polypeptid)
- Kìm khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của vi khuẩn. Nhóm này có Tetracylin, Chloramphenicol, Macolid.
- Cơ chế tác động:
+ Kháng sinh tác động ngoài bào tương: ngăn cản sự tạo thành vách tế bào 
vi khuẩn (Penicillin) hay phá hủy màng bào tương (Polipeptid).
+ Kháng sinh tác động trong bào tương: tác động trên nhân (Rifamicin) hay làm rối loạn sự tổng hợp Protein ở Ribosom (Tetracylin, chloramphenicol, Macrolid).
b. Nồng độ tối thiểu
Là nồng độ đủ ức chế sự nhân lên của vi khuẩn. Nồng độ tối thiểu cho biết sự nhạy 
cảm của một vi khuẩn dưới tác động của một kháng sinh.
c. Phổ hoạt lực của kháng sinh:
- Phổ hoạt lực rất rộng: gồm có Ampicillin, Chloramphenicol, Tetracylin.

- Phổ hoạt lực hẹp trung bình đối với vi khuẩn Gram+: gồm có Penicillin (nhóm G và M), các Macrolid.
Phối hợp kháng sinh:
Gồm 2 nhóm:

- Nhóm I: Tác động hiệp đồng, gồm Penicillin, Streptomycin, Bacitracin, Neomycin
- Nhóm II: Tác động tổng cộng thông thường, không hiệp đồng cũng không đối kháng, gồm Chloramphenicol, Auromycin, Terramycin, Tetracyclin, Erythromycin
Một vi khuẩn nhạy cảm với nhóm I, nếu phối hợp nhóm I với kháng sinh nhóm II sẽ gây đối kháng. Một vi khuẩn chống lại kháng sinh nhóm I, khi kết hợp nhóm I và II sẽ gây tác động hiêp đồng, không đối kháng.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645