Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh cầu trùng ở lợn

Bệnh Cầu trùng lợn xảy ra với thể cấp tính, á cấp tính và mãn tính ở lợn con từ 8 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi. Bệnh Cầu trùng không gây thành ổ dịch lớn và ít gây chết như các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng nó làm giảm tăng trọng, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập vào cơ thể

Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh trong điều kiện tự nhiên là 10 – 12 ngày, trong gây bệnh thực nghiệm là 6 - 9 ngày. Khi lợn nhiễm E.debliebckỉ E. scabrăbệrừì xảy ra thể cấp tính.

Trong thể á cấp tính, lợn bệnh uể oải, thường hay nằm rúc mình vào chất độn, giảm hoặc bỏ ăn. Nhu động một tăng nên lợn bệnh hay ỉa, kéo dài 5 - 6 ngày. Lúc đầu phân hơi lỏng có ít chất nhầy (phân sền sệt như kem), màu từ vàng cho đến màu xanh xam nhạt, mùi tanh, về sau phân loãng có nhiều chất nhầy hơn, có thể lẫn ít gân máu, nhưng không thể chuyển màu nâu như phân gà bị cầu trùng.
Trong đàn có con bị bệnh, có con không. Bên cạnh phân loãng còn thấy một số phân dạng viên tròn như phân thỏ (cục phân to ậần bằng hạt ngô, màu nâu), không có bọt khí, đây là diêm đặc biệt để phân biệt bệnh cầu trùng với bệnh E.coli (bệnh Phân trắng lợn con). Trong những trường họp bệnh nặng có thể gầy mất nưóc đáng kế và gây chết lợn tư lõ - 50% hoặc cao hớn.
Ở lợn con lớn hom và lợn trưởng thành bệnh thường xảy ra với thể mãn tính. Lợn bệnh gầy, chậm lớn, nếu điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém lợn lại tiếp tục bị tiêu chảy, nhưng lợn lớn không chết vì bệnh Cầu trùng.Tùy theo loài cầu trùng gây bệnh, lứa tuổi lợn nhiễm bệnh và triệu chứng lâm sang có thể khác nhau. Thông thường, Isospora sũis gây tiêu chảy phân sển sệt hoặc lỏng, Eimeria spp. gây tiêu chảy phân sền sệt hoặc bình thường và Cryptosporidium parvum gây tiêu chảy phân loãng. Trong thực tế, chúng tôi gặp nhiều trường hợp lợn con theo mẹ bị bệnh cầu trùng ghep với E.coỉi biểu hiện vừa tiêu chảy phân lỏng mùi tanh lẫn nhiều cục phân màu nâu, lợn bệnh lại nôn.
Bệnh tích
Xác lợn chết gầy. Niêm mạc ruột non viêm cata, khi bệnh kéo dài hiện tượng viêm xuất huyết không chỉ ở ruột non, mà còn cả ở ruột già. Tại vùng viêm thấy những nốt to bằng hạt kê màu hơi trắng. Thành ruột mỏng. Chất chứa trong ruột có màu vàng kem. Nhung mao teo và cùn.

Chẩn đoán
Trong thực tế sản xuất, Isospora suỉs gây bệnh nặng nhất ở đàn lợn con trên dưới 10 ngày tuổi, Eimeria spp. thường gây bệnh ở đàn lợn con sau 15 ngày tuổi và

Cryptosporidium parvum gây bệnh ở đàn lợn con sau cai sữa, đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa xuân hè. Để xác định loài cầu trùng nào gây bệnh cần dựa vào giai đoạn tuổi lợn bị bệnh như mô ta ở trên. Điểm đặc biệt trong triệu chứng lâm sàng là bên cạnh phân loãng còn thấy một sô phân dạng viên tròn như phân thỏ, không có bọt khí.
Việc phát hiện ra kén trứng động ở trong phân lợn khẳng định nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, kén trứng động được thải ra với số lượng lớn trong thời gian tương đối ngắn khi bệnh mới xảy ra, tức là lẹm mới tiêu chảy 1 – 2 ngày đầu, và có thể không xuất hiện vào những lần kiểm tra sau. Bởi vậy, cần dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, đặc biệt kết quả chẩn đoán của các cơ quan chuyên môn.
Điều trị
Đây là bệnh dùng thuốc điều trị cho kết quả cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh Cầu trùng hay ghép với E.coli, cho nên cần điều trị thêm cả bệnh ghep.

Cách 1 (Cầu trùng đơn):
- Cho uống Totrazul , lml/2,5kgP, một liều duy nhất.
- Cho uống Men Thảo Dược , lg/5kgP/ngày, liên tục 2 - 3 ngày.

Sản phẩm đặc trị bệnh cầu trùng


Cách 2 (Cầu trùng ghép E.coli):
- Thuốc điều trị cầu trùng:
Cho uống Totrazul , lml/2,5kgP, một liều duy nhất.

- Thuốc điều trị E.coli:
Dùng một trong các loại kháng sinh sau: Phối hợp tiêm bắp lm l Enroseptyl-L.A với lm l Pharseptyl-L.Á cho l0 kgP, 1 lần/ngày; hoặc cho uống Phardiasól (Phân trắng lợn con, lml/6kgP/lần) hoặc Kanamulin (Phân vàng lợn con, 0,5ml/con/lần), 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày.

Chú ý: Sau khi cho uống thuốc phát hiện thấy lợn con nôn, ngày hôm sau cần cho uống thêm liều cầu trùng thứ 2 lợn mới chóng khỏi bệnh.
Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng công tác vệ sinh:
Do kén trúng động thải ra theo phân và mất tối thiểu 4 – 5 ngày phát triển mói có khả năng gây bệnh, cho nên hàng ngày dọn phân không cho dính vào lợn con và kết họp vệ sinh sạch sẽ giữa các lứa đẻ có ý nghĩa quan trọng trong phòng bệnh Cầu trùng. Mặt khác, lẹm trưởng thành có khả năng gây bệnh nhiều nhất do đó cần tắm sạch sẽ cho lợn nái và nái hậu bị trước khi đưa sang khu vực đẻ, đặc biệt lưu ý vệ sinh vùng vú và bụng lợn.

Kén trứng cầu trùng có khả năng đề kháng vói hầu hết các chất sát trùng, bởi vậy ngoài việc thường xuyên vệ sinh cần xử lý phân bằng hệ thống biogas sẽ cho kết quả tốt nhất, vì kén cầu trùng chết trong môi trưòng yếm khí.
Phòng bệnh bằng thuốc:
Rất thuận lợi không giống như các bệnh truyền nhiễm khác, đối với bệnh Cầu trùng chỉ cần cho uống Totrazul, một liều lml/con lúc 3 - 5 ngày tuổi hoặc lml/2,5kgP sẽ phòng bệnh được cả đời cho đàn lợn.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 36 45 - 024 6686 7068