1.Nguyên nhân
- Do Orthomyxovirut typ A, chứa ARN gây ra. Virut cúm có 2 kháng nguyên bề mặt quyết định đặc tính và động lực của virut cúm là H và N, kháng nguyên H có 16 H và kháng nguyên N có 9 N, nên chúng có thể tạo ra 144 chủng virut cúm và có thể gây ra 256 dạng cúm, trong đó H1, H5, H7, H9 có động lực mạnh nhất đối với gia cầm và lợn. Chúng được phân làm 2 nhóm, nhóm có động lực cao (gọi là HPAI) và nhóm có động lực thấp (gọi là LPAI).
Virut chứa H5, H7, H9 thuộc nhóm virut có động lực cao và virut H5N1 cũng thuộc nhóm này.
2. Loài vật mắc bệnh
- Tất cả các loài gia súc, gia cầm đều có thể mắc cúm.
- Gà, gà Tây, vịt, ngan, ngỗng, cút, chim hoang, lợn, người... dễ bị cúm và bị nặng nhất đặc biệt là cúm do virut H5N1 gây ra.
3. Tuổi gia cầm mắc bệnh
Tất cả các lứa tuổi, nhưng bệnh thường xảy ra và nặng nhất ở gà từ 4-64 tuần tuổi (tức là kể từ ngày thứ 22 đến 64 tuần tuổi).
4. Phương thức truyền lây
Chủ yếu qua đường miệng và đường hô hấp.
5. Mùa phát bệnh
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng ở Việt Nam bệnh dễ dàng bùng phát vào mùa Đông Xuân hơn so với các mùa khác.
6. Triệu chứng bệnh
6.1. Thể độc lực cao
- Bệnh bùng phát bất ngờ, dữ dội, gà sốt rất cao trên 440C.
- Chảy nước mắt, nước mũi, ủ rũ, xù lông.
- Ho hen loặc xoặc, hay hắt hơi, vảy mỏ giống bệnh CRD, đôi khi rướn dài cổ ngáp hoặc rít khí sau đó khạc ra đờm có lẫn máu rất giống viêm thanh khí quản.
- Tiêu chảy phân xanh, xanh trắng, xanh vàng.
- Viêm mũi, viêm xoang nên phù đầu, phù mặt giống bệnh sổ mũi truyền nhiễm.
- Mào tích sưng phù to, sau vài ngày thấy có lỗ dò và từ đó chảy dịch vàng đặc rất giống tụ huyết trùng.
- Các biểu hiện thần kinh thể hiện khá rõ: đi không vững, run rẩy.
- Ở vịt ngan còn thấy đầu lắc lư, chân bị bại liệt, xuất huyết dưới da chân, phân loãng trắng như phân cò.
- Bỏ ăn, tắt đẻ, chết ồ ạt, tỷ lệ chết lên đến 100%.
6.2. Ở thể cúm có độc lực thấp
+ Các biểu hiện trên đều có nhưng với mức độ nhẹ hơn nhiều, bệnh tiến triển không dữ dội, gia cầm không chết ồ ạt.
+ Ngoài ra chúng ta còn thấy phần đông gà bệnh có mào thâm tím và quăn lại, tiêu chảy mạnh, phân đủ màu, gần chết phân loãng như phân vịt, thậm chí có màu sắc như nước gạo trắng loãng.
+ Gà chết rải rác, xác gầy, ướt, xung quanh lỗ huyệt bẩn có nhiều phân xanh vàng hoặc trắng vàng bám.
7. Mổ khám
- Viêm đường hô hấp trên: mũi, xoang, khí quản, thanh quản.
- Mào tích phù nề, sưng to hoặc thâm tím và quăn lại. Nếu sung phù to ta có thể thấy có lỗ dò từ tích hoặc mào và nước rỉ đặc màu vàng từ đó chảy ra, hoặc mào thâm và tụt.
- Xuất huyết dưới da chân, đặc biệt là da ống chân.
- Bóp mỏ có nhiều nhầy mũi chảy ra, đặc biệt là da ống chân.
- Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, cơ tim, vành tim và mỡ bụng.
- Viêm xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn, màng xương lồng ngực và màng treo ruột.
- Tim bơi trong bao dịch thẩm xuất màu vàng.
- Viêm thoái hóa buồng trứng, ống dẫn trứng, trứng non dập vỡ gây viêm dính phúc mạc.
- Túi khí bị viêm tạo màng giả Fibrin như bã đậu hay như trứng kho (sau khi đánh tan lòng đỏ rồi kho).
8. Điều trị
- Nếu đàn gia cầm chưa được tiêm phòng lần nào thì phải tiêu hủy triệt để theo Pháp lệnh Thú y.
- Nếu đã được tiêm phòng 1-2 lần vacxin H5N1 thì có thể điều trị theo cách sau để chẩn trị lại bệnh và cứu đàn gia cầm bệnh.
+ Bước 1: Tiêm lại ngay vacxin cúm H5N1 vào dưới da gáy cổ và vacxin Niu-cát-xơn vào dưới da nách cánh cùng một lúc.
9. Phòng bệnh
- Chấp hành nghiêm túc các quy định về chăn nuôi an toàn sinh học và pháp lệnh thú y.
- Chủ động tiêm vacxin cúm H5N1 theo sơ đồ sau:
+ Lần 1: Tiêm 0,3ml vào dưới da gáy cổ lúc gà đạt 15-20 ngày tuổi.
+ Lần 2: Tiêm nhắc lại lúc gà đạt 45-50 ngày tuổi, mỗi gà 0,5ml vào dưới da gáy cổ.
+ Lần 3: Tiêm nhắc lại 15-20 ngày trước khi gà lên đẻ. Sau đó tiêm định kỳ mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 10. Riêng gà vịt siêu thịt nuôi đến 50 ngày xuất bán cũng phải tiêm vacxin cúm nhưng lần 1 nên tiêm lúc 15 ngày tuổi và lần 2 tiêm lúc 35 ngày tuổi
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )