Cá sống trong các thuỷ vực có đủ thức ăn tự nhiên, cá lớn nhanh không bị bênh, do thiếu các thành phần protein, glucid, Lipid, Vitamine, khoáng làm cá yếu, sinh trưởng chậm, sức đề kháng kém. Trong điều kiên nuôi mật độ dày, thức ăn tự nhiên thiếu, cần phải cho ăn thêm thức ăn tổng hợp có đầy đủ thành phần giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể cá xảy ra thuận lợi.
Thành phần thức ăn không đầy đủ ở cá thường xảy ra các dấu hiêu bênh lý sau:
- Sự trao đổi chất bị rối loạn, quá trình tiêu hoá không bình thường.
- Phá huỷ chức năng hoạt động của hê thông thần kinh và các cơ quan.
- Gây viêm loét bộ máy tiêu hoá, từ đó dẫn đến gan thận, lá lách của cá đều bị ảnh hưởng.
- Cơ thể cá bị dị hình, cong thân hoặc uốn làn sóng, nắp mang lõm hoặc khuyết, tia vây bị dị hình..
Cá gầy yếu sức đề kháng kém dễ bị nhiễm bệnh.
Bệnh thiếu Protein và Acid amine.
- Protein là chất quan trọng để cá sinh trưởng và phát triển. Vì vậy trong các ao nuôi mật độ dày, thành phần Protein trong thức ăn không thấp hơn 40% để đảm bảo cho cá sinh trưởng nếu ít cá sẽ chậm lớn. Thức ăn có 25% Protein, tốc độ tăng trọng của cá chỉ bằng 12,8% cá cho ăn thức ăn có 40% Protein. Nếu cho ăn chỉ có 10% Protein cá không tăng trọng lượng.
Cá chép: Trong thức ăn nhiều acid amine và vitamine làm cho cơ thể cá mất khả năng điều tiết sự thăng bằng, cột sông bị cong, nghiêm trọng ảnh hưởng đến tế bào tổ chức gan, lá lách.
Đối với lươn: trong thức ăn không có protein, cơ thể giảm trọng lượng rõ rêt, trong thức ăn Protein chiếm 8,9%, trọng lượng cơ thể sẽ giảm nhẹ. Nếu trọng lượng protein trên 13,4% trọng lượng cơ thể tăng. Ngược lại tỷ lê Protein trong thức ăn vượt quá 44,5% sự sinh trưởng và tích luỹ đạm gần như không thay đổi và ở một mức độ nào đó có tác dụng trở ngại cho quá trình trao đổi chất.
- Trong thức ăn của cá các acid amin không cân bằng hoặc hàm lượng protein quá nhiều, không những lãng phí mà còn gây tác hại cho cơ thể.
Bệnh liên quan đến chất đường Glucid.
- Đường (Glucid) là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động sông của cơ thể sinh vật nói chung, cho loài cá nói riêng. Một gram đường ở trong cơ thể, oxy hoá sản sinh ra 4.000 calo năng lượng. Theo thông kê có khoảng 50% nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động sông của cá lấy từ sự phân giải đường trong thức ăn cung cấp.
- Đường trong thức ăn đầy đủ, sự phân giải mỡ trong cơ thể và lượng đạm yêu cầu cũng giảm đi. Đường còn là thành phần cấu trúc tế bào cơ thể.
- Cơ vận động, não hoạt động cần năng lượng cung cấp từ oxy hoá đường glucogen, nhưng bản thân não dự trữ đường rất ít phải lấy từ máu nên khi thiếu đường trong máu làm cho chức năng hoạt động của máu bị tổn hại, dẫn đến co giật, hôn mê thậm chí cá có thể bị chết. Qua đó cho thấy đường trong thức ăn thiếu ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá.
- Các loại đường trong thức ăn chủ yếu là tinh bột có một ít saccarose, lactose. Đường ở trong ông tiêu hoá phân giải ra đường đơn hấp thụ vào gan, khả năng hấp thụ các loại đường của từng loài cá và từng giai đoạn phát triển trong cùng loài có sự khác nhau. Cá hổi tỷ lê tiêu hoá cellulo dưới 10%, tỷ lê tiêu hoá các loại đường từ 20-40% do đó hàm lượng cellulo trong thức ăn không quá 10% tốt nhất chỉ 5-6%, các loại đường không quá 30%, trong đó phần có thể tiêu hoá không nên thấp hơn 10%.
- Theo Hoàng Trung Chí (Trung Quốc) 1983, 1985 để tăng trọng cá trắm cỏ dùng tinh bột cho ăn tốt nhất 48% và chứng minh khả năng hấp thụ tinh bột cao hơn nhiều so với mỡ, nếu hàm lượng tinh bột 51,4% cá trắm sinh trưởng tốt. Từ đó suy ra nguổn cung cấp năng lượng chủ yếu của cá trắm cỏ lấy từ đường.
- Thiếu đường hoạt động của các cơ quan bị đình trê, nhưng ngược lại quá nhiều cũng phát sinh ra bênh lý cho cá, thường dẫn đến làm cho cơ quan nội tạng bị tích luỹ mỡ gây rối loạn hoạt động của các cơ quan, mỡ đi vào gan làm sưng gan, gan biến thành màu nhạt, bề mặt gan sáng bóng.
Bệnh liên quan đến chất béo - lipid.
- Mỡ là vật chất chủ yếu dự trữ nguổn cung cấp năng lượng cho cơ thể cá, 1 gram mỡ oxy hoá cung cấp 9300 calo năng lượng.
- Mỡ ở trong cơ thể bảo vê và cố định các cơ quan nội tạng.
- Mỡ là thành phần cấu tạo màng của màng tế bào.
- Mỡ hoà tan vitamin trong cơ thể đổng thời nó có tác dụng chuyển hoá muối và các acid trong túi mật. Một số acid béo làm tăng sức đề kháng cho cơ thể cá, làm máu hoạt động bình thường.
- Trong thành phần thức ăn, nếu số lượng mỡ thích hợp cá sinh trưởng nhanh, hoạt động của các cơ quan không bị rối loạn.
- Các loài cá khác nhau yêu cầu lượng mỡ không giống nhau. Muốn xác định hàm lượng mỡ thích hợp trong khẩu phần thức ăn cần dựa vào tính ăn của cá và nguổn thức ăn. cá dữ khả năng hấp thụ mỡ trong thức ăn mạnh hơn cá ăn thực vật thuỷ sinh thượng đẳng. Cá ăn tạp có thể hấp thụ tốt mỡ và tinh bột làm nguổn năng lượng. Trong thức ăn nếu thiếu mỡ cá sinh trưởng chậm, vây bị đứt.
- Ngược lại trong thức ăn thành phần mỡ quá cao làm cản trở tích luỹ đạm, chất lượng thịt giảm, cá sinh trưởng chậm, một số cơ quan nội tạng bị thoái hoá. Nhìn chung trong thức ăn của cá lượng mỡ nên dưới 15%. Đối với cá hổi, trong thức ăn lượng mỡ chỉ trên dưới 5%.
- Mỡ rất dễ bị oxy hoá, sản sinh ra các sản phẩm độc có hại cho sức khoẻ của cá, cá chép ăn phải mỡ bị oxy hoá, sau 1 tháng cột sống biến dạng, cá hổi gan bị vàng và phát sinh hiên tượng thiếu máu. Do đó để đề phòng hiên tượng trên, khi chế biến thức ăn cho cá, khi cho ăn mới bổ sung thành phần mỡ vào, đổng thời cung cấp số lượng vitamin E trong khẩu phần thức ăn.
Bệnh thiếu các muôi vô cơ và các nguyên tố vi lượng.
- Ca, P, K, Na, Mg, Fe, Co, Cu, Mn, Zn..là thành phần quan trọng cấu tạo tổ chức cơ thể cá và chất xúc tác của hê men, duy trì hoạt động sinh lý trên nhiều lĩnh vực của cơ thể, nó góp phần tăng nhanh tốc độ sinh trưởng, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, do đó giảm số lượng thức ăn, duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào.
- Cá có thể hấp thụ muối vô cơ trong nước nhưng chỉ hạn chế ở một số nguyên tố nên không đáp ứng được yêu cầu vì vậy nguổn muối vô cơ và các yếu tố vi lượng phải bổ sung vào thành phần thức ăn. Nhìn chung Ca có trong nước tương đối nhiều nên nếu không bổ sung vào cá vẫn sinh trưởng bình thường. Còn với P, cần bổ sung số lượng 0,4% trong thành phần thức ăn của cá, nếu thiếu sự chuyển hoá thức ăn thấp, cá sinh trưởng chậm, xương bị dị hình.
- Thức ăn thiếu Mg, cá chép bơi lội yếu, sinh trưởng chậm, lượng Mg trong xương giảm, sau thời gian cá sẽ chết.
- Thức ăn thiếu Fe, cá chép bị bênh thiếu máu, thiếu I2 cá hổi bị bênh u tuyến giáp trạng.
- Thiếu Cu cá chép con sinh trưởng chậm, nhưng ngược lại quá cao gây thiếu máu và cũng ức chế sinh trưởng.
- Thiếu Mn, cá chép sinh trưởng chậm, đuôi bị dị hình. Cá hổi thiếu Mn cơ thể rút ngắn lại.
Bệnh thiếu các loại Vitamin.
- Trong thức ăn cần có một lượng Vitamin dù rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ làm cho hoạt động của các hê men bị rối loạn, cá gầy yếu, nổi đầu ngửa bụng, cá vận động không bình thường so với động vật máu nóng thì ở cá thiếu Viatamin phản ứng có chậm hơn. trong thức ăn nếu hoàn toàn không có Vitamin sau hơn 1 tháng cá ngừng sinh trưởng, sau 3 tháng cá bắt đầu giảm trọng lượng, mắt lổi, xung quanh võng mạc mắt tụ máu, sức đề kháng giảm, dần dần cá sẽ chết. Nhiều người cho rằng chức năng hê thần kinh bị phá huỷ. Mỗi loại Vitamin có chức năng khác nhau nên ảnh hưởng đến cá cũng khác nhau. Trong thức ăn thiếu Viatamin A, bắt mổi của cá giảm, trao đổi chất bị rối loạn, mất sắc tố, ở cá chép da và mang chảy máu, nắp mang cong phổng lên, màng da xung quanh nắp mang vặn vẹo, nhãn cầu lổi lên. Vitamin D có tác dụng làm cho cá sinh trưởng nhanh, tuyến sinh dục thành thục sớm. Trong thức ăn thiếu Viatmin C cá sinh trưởng chậm, hê số thức ăn cao, có hiên tượng xuất huyết từng vùng, cá bị dị hình. Nuôi lươn trong thức ăn thiếu Vitmin C, lươn sinh trưởng chậm, da, vây, đầu đều có hiên tượng chảy máu. Cá chép thức ăn thiếu Vitamin C ảnh hưởng không lớn do bản thân cơ thể tổng hợp được một số lượng nhất định. Đối với Vitamin B cung cấp thiếu, khả năng bắt mổi của cá giảm 4-5 lần, dạ dày ít tiết dịch vị, hoạt động tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng bị rối loạn, lượng tiêu hao oxy giảm, sinh trưởng chậm. Trong nhóm Vitamin B nếu thiếu Viatamin B1, B2, cường độ bắt mổi của lương giảm, sinh trưởng chậm, mất khả năng vận động, thiếu Vitamin B6 sinh trưởng chậm, hê thống thần kinh bị rối loạn, thiếu máu, hô hấp nhanh, xương nắp mang mềm, bụng tích nước.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )