1.Nguyên nhân
- Nhiệt độ ngoài trời thấp, nhất là về mùa Đông ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, nên không khí trong chuồng úm cũng thấp.
- Chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển không có đủ thiết bị cung cấp nhiệt.
- Chất độn chuồng ẩm ướt.
- Độ ẩm không khí cao (từ trên 90%).
- Gió lùa và gia cầm uống nước quá lạnh (lạnh dưới 100C).
2. Loài gia cầm mắc bệnh
Tất cả các loài gia cầm đều có thể bị rét, chết rét, tuy nhiên hoang cầm có sức chịu rét tốt hơn.
3. Tuổi gia cầm mắc bệnh
- Gia cầm càng non, càng nhạy cảm với sự thiếu nhiệt.
4. Triệu chứng
- Gia cầm nằm tụm đống ngay sát hoặc dưới nguồn nhiệt.
- Chúng chen chúc nhau tìm chỗ ấm và kín gió để nằm.
- Kêu khác lạ và lười vận động so với gia cầm được nuôi trong điều kiện đủ nhiệt
- Lông xù, buồn ngủ, ngại ăn uống, mắt lim dim, nếu thân nhiệt xuống dưới mức bình thường thì chúng sẽ run rẩy, co giật.
- Chảy nước mũi, thở khó khăn.
- Rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy phân trắng, thức ăn không tiêu.
- Cơ thể không phát triển, suy nhược, nhẹ bỗng và chết.
5.Mổ khám
- Cơ thể suy kiệt.
- Niêm mạc, mào, da nhợt nhạt.
- Cơ nhợt nhạt.
- Các mạch máu thuộc các cơ quan nội tạng nổi rõ và chứa đầy máu thâm đen.
6 . Điều trị
- Khắc phục ngay các yếu tố gây giảm nhiệt độ chuồng nuôi, quay úm. Cần giữ cho tiểu khí hậu khô ráo, cung cấp đủ nhiệt độ không khí quây úm theo ngày tuổi, tránh gió lùa, tránh đổ nước ra chất độn.
- Nhiệt độ chuồng úm hoặc quây úm theo yêu cầu là 370C ngày đầu, các ngày tiếp theo mỗi ngày giảm đi 10C đến 14 ngày tuổi không dưới 24-250C, đến 21 ngày tuổi trở đi không dưới 220C vào ban đêm - Cho gia cầm ăn nhiều lần trong ngày và đêm, mỗi lần chỉ ăn ít một (thường xuyên khua gia cầm đứng dậy để ăn và uống).
- Thức ăn phải đủ đạm, đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng khác.
7. Phòng bệnh
- Phải tuân thủ nguyên tắc kỹ thuật úm và chăm sóc gia cầm sơ sinh.
- Phải loại bỏ tất cả các yếu tố gây thiếu nhiệt cho quây úm hoặc chuồng úm gia cầm.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )