1.Nguyên nhân
- Khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 35-360C hoặc cao hơn thì nhiệt độ không khí trong chuồng nuôi hoặc trong xe vận chuyển gia cầm có thể lên đến 38-400C. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng cảm nóng và chết nóng ở gia cầm.
- Tỷ lệ chết sẽ càng cao nếu chuồng nuôi không phải là 2 mái và được lợp 1 lớp mái bằng fibro-ximăng, vận chuyển đường dài giữa trưa, gia cầm thiếu nước uống.
- Chuồng trại ngột ngạt, độ ẩm cao, nền chuồng ướt, nhiều khí độc CO2, H2S, NH3 do thiếu các thiết bị thông gió.
- Mật độ gia cầm đông, không đủ máng ăn, máng uống và thiếu nước uống cũng như thức ăn giàu đạm, giàu năng lượng (trên 3.300Kcal) đều là các yếu tố thúc đẩy tỷ lệ gia cầm chết nóng.
- Bệnh sẽ nặng hơn ở những giống gia cầm siêu thịt, đặc biệt là ở những cá thể quá béo.
2. Loài gia cầm mắc bệnh
- Tất cả các loài gia cầm đều có thể mắc bệnh.
- Nhưng bệnh dễ xảy ra ở những giống siêu thịt đặc biệt là gà, vịt, ngan và ở những cá thể quá béo.
3. Tuổi gia cầm mắc bệnh
- Tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.
4. Triệu chứng
- Mệt lả, khát nước, bỏ ăn.
- Há mồm thở dốc, nhịp tim, nhịp thở đều tăng.
- Hai cánh sã, thả tự do, lúc đầu nách cánh mở rộng cách xa thân để tỏa được nhiều nhiệt ra khỏi cơ thể, sau đó thu hẹp dần rồi buông thõng do quá mệt.
- Dáng đi không vững, run rẩy, co giật.
- Thân nhiệt tăng cao trên 440C rồi chết.
5. Mổ khám
- Khi gia cầm bị chết nóng thì thân nhiệt gia cầm chết giảm chậm (gà chết rồi nhưng vẫn rất nóng ở bên trong nội tạng).
- Thịt thâm, phân hủy rất nhanh.
- Máu loãng, chậm đông và có màu thâm.
- Các cơ quan nội tạng đều thâm sẫm hơn bình thường do dồn máu.
- Cơ bắp biến màu nhợt nhạt.
- Xuất huyết màng bao tim, tụ huyết màng treo ruột.
- Phổi bị phù nề thâm sẫm.
- Phôi trứng (trứng non) đỏ sẫm, nổi rõ các mạch máu thâm đen.
- Gan bị thoái hóa.
- Các cơ quan trong xoang bụng được phủ một lớp chất lỏng nhầy mỡ.
- Màng não, não bị phù nề.
7. Chẩn đoán
- Hiện tượng gia cầm bị cảm nóng hoặc chết nóng gắn liền với thời tiết nóng nực, dẫn đến tăng mạnh nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi, hoặc gắn liền với vận chuyển đường xa, thiếu nước uống... Đồng thời dựa vào đặc điểm biểu hiện và bệnh lý để chẩn đoán bệnh.
8. Điều trị
- Phải dừng ngay vận chuyển và cho gia cầm nghỉ trong bóng râm.
- Giảm ngay mật độ gia cầm trong chuồng nuôi.
- Khẩn trương thông thoáng chuồng trại hoặc thả gia cầm ra nơi thoáng mát, có bóng râm.
- Cho gia cầm uống đủ nước trong đó phải có 1,5g Vitamin hoặc Doxy Thái kết hợp với 0,05g Vitamin C và 1Cúm gia súc hoặc Anti-Gum, tất cả được pha vào 1 lít nước cho gia cầm uống tự do, chúng sẽ nhanh chóng hồi phục và trở lại bình thường.
9. Phòng bệnh
- Đối với gia cầm được vận chuyển đi xa:
- Phải có xe chuyên dụng để vận chuyển gia cầm, nhưng nên tránh vận chuyển vào giờ nóng cao điểm.
- Đối với gia cầm nuôi trong chuồng:
- Chuồng trại có đủ điều kiện chống nóng (2 mái). Có hệ thống quạt gió thông khí, giảm tối đa độ ẩm trong chuồng nuôi vào những ngày nóng nực, đặc biệt không được để chất độn chuồng bị ướt, hạn chế khí độc CO2, H2S, NH3...
- Đảm bảo mật độ nuôi theo giống, lứa tuổi gia cầm một cách phù hợp.
- Chú ý thức ăn phải đủ chất, nước uống luôn phải đủ và sạch, gia cầm được uống tự do
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )