Tìm kiếm các dịch vụ sản phẩm hay bài viết trên trang.
Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium
Giống Mycobacterium (thuộc họ Mycobacteriaceae bộ Actinomycetales, lớp Actinobacteria, ngành Actinobacteria) là vi khuẩn hiếu khí, không di động, không sinh bào tử, hình que
Tác nhân gây bệnh.
Giống Mycobacterium (thuộc họ Mycobacteriaceae bộ Actinomycetales, lớp Actinobacteria, ngành Actinobacteria) là vi khuẩn hiếu khí, không di động, không sinh bào tử, hình que. Đa số là gram dương ưa acid. Kích thước 0,2-0,6 x 1,0-10,0 ụ,m. Thành phần Guamin và Cytozin trong ADN là 62-70 mol%.
Hầu hết chúng sống tự do trong đất, nước và một số là tác nhân gây bênh cho người và động vật. Đối với cá nước ngọt và nước mặn đã phân lập được 151 loài và thường gặp 3 loài: M. marinum, M. fortuitum, M. chelonae. Gây bênh chủ yếu ở cá nước ngọt và nước mặn nhiêt đới: M. marinum, M. fortuitum. Vi khuẩn M. marinum sinh trưởng chậm, nuôi cấy sau 2-3 tuần khuẩn lạc mới sinh trưởng và phát triển, ở nhiêt độ 25oC. Đầu tiên nuôi cấy không sinh trưởng ở 37oC, nhưng cấy truyền lần sau có thể sinh trưởng ở 37oC. Khuẩn lạc nhẵn và ướt, xù xì và khô, bằng phẳng hoặc nhô cao, độc lập trên môi trường nuôi cấy và kéo dài theo đường cấy. Khuẩn lạc sinh trưởng trong tối không sinh sắc tố, nhưng sinh trưởng trong ánh sáng thì sinh sắc tố màu vàng chanh đến màu vàng cam. M. fortuitum, M. chelonae sinh trưởng nhanh hơn,hinh thành khuẩn lạc dưới 7 ngày nuôi cấy ở 25oC. M. fortuitum sinh trưởng ở 37oC,cả hai loài không sinh sắc tố và bình thường khuẩn lạc màu kem đến màu bơ
Dấu hiệu bệnh lý.
Cá xuất hiên các đốm nhỏ màu trắng xám ở da, cơ, mang sau phát triển thành các vết loét, vây bị hoại tử . Trong cơ quan nội tạng có nhiều đốm trắng xám nhất là ở thận, gan, lá lách
Phân bố và lan truyền bệnh.
Mycobacterium gây bênh ở cá nước ngọt và nước mặn. cá nước ngọt: cá quả (lóc- Ophrocephalus striatus). cá biển: cá trác (Seriola), họ cá hổi Thái Bình Dương. Những loài M. marinum, M. fortuitum, M. chelonae chúng có thể gây bênh cho động vật máu nóng và người. Một số loài tôm biển cũng bị nhiễm bênh đốm nhỏ ở trên các vùng melamin và trong cơ, tim, mang...
M.marinum thường gây nhiều nhất trong3 loài trên gây bênh đốm da ở người, thường xuyên gặp ở khuỷu tay, nhưng cũng có thể gặp ở đầu gối, ngón tay và bàn chân do quá trình đi tắm ở các bể bơi-gọi là “bênh đốm bể bơi” hoặc làm việc ở các bể cá nhiệt đới. Những đốm trên da có thể lở loét, sau khoảng 1 tháng tự động khỏi. Trước kia phân lập M. marinum ở bể bơi và ở người cho là một loài khác M. bolnei (Linell và Norden 1954). M. fortuitum là tác nhân cơ hội của người, chúng chỉ gây ảnh hưởng ở da khi bị thương, nhưng có trường hợp đã phân lập được chúng ở phổi và các cơ quan nội tạng khác của người. M. chelonae ít ảnh hưởng đến người, chúng chỉ nhiễm khi tiêm không vô trùng và có thể gây bênh ở đầu gối.
Chẩn đoán bệnh.
Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý của bệnh và phân lập vi khuẩn bằng các môi trường thông thường BHIA, TSA, Macconkey nhiệt độ thích hợp nuôi cấy 20-300C, nuôi cấy từ 2-30 ngày.
Phòng và trị bệnh.
Nước trước khi dùng nuôi tôm, cá cần phải khử trùng bằng Chloramin T hoặc B liều lượng 10 ppm thời gian 24 giờ.
Các thức ăn có nguồn gốc tôm, cá đã nhiễm Mycobacterium cần phải nấu chín kỹ để phòng mầm bệnh xâm nhập.
Trộn với thức ăn tinh một số kháng sinh để phòng và trị bệnh.