Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh hen gà CRD ghép gà rù

Bệnh hen CRD do vi khuẩn Mycoplasma, bệnh gà rù hay còn gọi là Newcastle do Myxovirut. Đây là trường hợp bệnh hen gà ghép với bệnh Newcastle hoặc ngược lại.

Loài gia cầm mắc bệnh

Các loại gà, chim cút, chim câu đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên bệnh này không xảy ra ở thủy cầm.

Tuổi gà mắc bệnh: Mọi lứa tuổi.

Mùa phát bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm.

Phương thức truyền lây: Chủ yếu qua đường hô hấp và ăn uống.

Triệu chứng

Bệnh CRD ghép với Newcastle thể phát chậm

- Gà ốm chảy nước mắt, nước mũi và ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc, ăn kém, sốt nhẹ, uống nhiều nước, tiêu chảy phân xanh trắng trong khi nhìn tổng thể cả đàn gà vẫn khỏe.

- Một số gà ăn không tiêu, diều chứa nhiều nước hoặc hơi khí

- Gà bệnh xù lông, chân khô quắt, gầy rộc.

- Lúc đầu gà chết rải rác, chết về ban đêm, sau 1 thời gian ban ngày cũng có gà chết. Số gà chết cứ tăng dần theo thời gian, mặc dù chủ chăn nuôi đã dùng nhiều thuốc chữa hen nhưng bệnh không khỏi, bệnh kéo dài lê thê.

Bệnh CRD ghép với Newcastle thể phát nhanh

- Gà ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc và thi thoảng nghe thấy tiếng toóc kèm theo.

- Gà ăn kém hoặc giảm ăn, nhiều con buồn ngủ, mắt lim dim, mào thâm, diều chứa đầy hơi hoặc thức ăn không tiêu, chảy nước mắt, nước mũi và dãi, gà bệnh bị bại chân, bại cánh, về sau nghẹo

đầu, nghẹo cổ.

- Gà gầy sút nhanh, nhẹ cân. Da chân, da mỏ khô đét, gà chết từ rải rác đến ồ ạt.

- Ở gà đẻ: Thấy giảm sản lượng trứng, có nhiều trứng vỏ mềm hoặc không có vỏ cứng, kích thước bé. Tỷ lệ đẻ giảm đến 20-25%. Nếu đưa số trứng của đàn gà bệnh này vào ấp ta thấy tỷ lệ chết phôi cao đến 30-40%.

Mổ khám

- Mào thâm, xác gà gầy, thịt thâm, bóp mỏ thấy nhầy mũi chảy ra, diều chứa đầy hơi hoặc nước hoặc thức ăn không tiêu.

- Viêm xuất huyết đường tiêu hóa, các biểu hiện xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng và niêm mạc xung quanh hậu môn có thể xảy ra cùng 1 lúc, nhưng có thể chỉ thấy 1- 2 bệnh

chứng trên.

- Túi khí bị viêm bã đậu Fibrin dính liền vào các cơ quan nội tạng.

- Buồng trứng bị thoái hóa, trứng non bị dập vỡ gây viêm phúc mạc.

Điều trị

- Điều trị phải tiến hành 2 bước cùng 1 lúc:

Bước 1: Can thiệp ngay vacxin Newcastle vào đàn gà bệnh.

- Đối với gà chưa được phòng vacxin Lasota hoặc ND-IB lần nào thì tốt nhất tiêu hủy.

- Đối với đàn gà dưới 20 ngày tuổi mới được dùng 1 lần Lasota hoặc ND-IB thì nhỏ lại vacxin Lasota hoặc ND-IB vào mũi, mồm, mắt mỗi con 1 liều. Sau 7-10 ngày cho uống nhắc lại, tiếp sau 10

ngày nữa thì tiêm H1.

- Đối với gà trên 20 ngày tuổi đã được dùng 1-2 lần Lasota hoặc ND-IB nhưng chưa tiêm H1 thì tiêm ngay H1.

- Đối với gà trên 30 ngày tuổi đã dùng vacxin Lasota hoặc ND-IB 1-2 lần, chưa tiêm hoặc đã vừa tiêm H1 thì phải tiêm lại ngay H1.

Bước 2: Sau khi đàn gà vừa được dùng vacxin Lasota hay NDIB hay H1 thì phải cho gà uống thuốc điều trị bệnh hen CRD. Các toa thuốc cần sử dụng và thực hiện là một trong các phác đồ điều trị hen gà ghép Coli (CCRD) liên tục 4 ngày sẽ cứu sống được đàn gà với tỷ lệ khỏi chắc chắn trên 80% (nếu đàn gà đó đã được sử dụng 2 lần Lasota hay ND + IB hoặc đã được tiêm vacxin H1)

Phòng bệnh hen gà ghép Niu-cát-xơn

- Tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học.

- Nghiêm túc thực hiện chương trình phòng bệnh Niu-cát-xơn

- Chủ động phòng bệnh hen gà theo quy trình

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645