Nguyên nhân
- Nguyên nhân gây bệnh do một loại đơn bào ký sinh thuộc ngành Protozoa, sống và phát triển trong máu, bộ Haemosporina, họ trùng roi, loài Leucocytozoon.
Loại gia cầm mắc bệnh
- Đến nay người ta đã thấy 67 chủng Leucocytozoon gây bệnh cho trên 100 loại gia cầm, thủy cầm nuôi và chim hoang. Có thông tin bệnh này có thể lây sang người và gây chết người, vì thế ở các nước phát triển người ta rất chú trọng công tác phòng chống.
Tuổi gia cầm mắc bệnh
- Gia cầm, thủy cầm, có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào.
- Tuổi gia cầm, thủy cầm càng cao đến một năm tuổi thì càng dễ mắc bệnh.
Phương thức truyền lây
- Bệnh lan truyền chủ yếu qua con mạt, dĩn, muỗi hút máu làm lay lan bệnh từ gà này sang gà khác, từ chuồng này sang chuồng khác.
- Mỗi một con gia cầm có thể bị nhiễm vài ba chủng ký sinh trùng Leucocytozoon.
Mùa phát bệnh
Bệnh có tính mùa rõ rệt, liên quan chặt chẽ tới mùa phát triển của muỗi, dĩn, mạt.
Triệu chứng: Bệnh có 4 thể biểu hiện:
Thể quá cấp
- Gia cầm đột nhiên ho hoặc hắt hơi, hộc máu tươi ra miệng, mũi, mào tái nhạt rất nhanh rồi lăn đùng ra chết, chủ yếu xảy ra ở gà.
Thể cấp tính
Thường xảy ra ở gà nhiều hơn ở thủy cầm.
- Sốt rất cao 440C, uống nhiều nước, tiêu chảy phân xanh vàng, xanh trắng, lúc lại xanh lẹt như lá chuối.
- Gà run rẩy vì rét, đi không vững, mào thâm, gầy sút nhanh, xù lông, đầu rúc vào cánh tìm chỗ ấm để sưởi (dưới bóng đèn hoặc dưới ánh sáng mặt trời).
- Gà bệnh bị ho hen khó thở, rụt cổ, đứng lẻ loi, mắt nhắm nghiền hoặc nằm tụm đống, chúng bỏ ăn rồi chết.
- Lúc đầu chỉ thấy gà chết lác đác vào ban đêm sau chết cả vào ban ngày, số gà chết mỗi ngày một tăng cao, nếu không điều trị kịp chúng sẽ chết lên đến 70% sau gần một tháng mắc bệnh.
- Ở gà đẻ: ngoài các biểu hiện điển hình nêu trên còn thấy giảm sản lượng trứng và trứng có kích thước bé không bình thường, có nhiều trứng vỏ mềm dễ vỡ hoặc vỏ rất dày, khi đưa trứng đủ tiêu chuẩn của đàn gà bệnh vào ấp thì giảm mạnh tỷ lệ phôi, tỷ lệ ấp nở và gà con nở ra chết nhiều trong 3-5 ngày đầu tiên.
Thể dưới cấp
- Đây là thể bệnh thường thấy ở thủy cầm vịt, ngan và hoang cầm.
+ Ho hen rõ, sốt li bì kéo dài, mào tích thâm tím hoặc tái nhợt.
+ Tiêu chảy phân xanh lẹt, đôi khi xanh vàng, giảm hoặc bỏ ăn.
+ Gầy mòn,thiếu máu suy nhược và chết.
Thể mãn tính
- Đây là thể bệnh hay còn gọi là thể mang trùng thường xuất hiện ở thủy cầm nhiều hơn ở gà với các biểu hiện:
+ Sốt ngắt quãng, giảm bỏ ăn rồi lại ăn.
+ Lúc tiêu chảy lúc không.
+ Gia cầm ngại vận động, thiếu máu nhưng không đình trệ hoạt động tìm kiếm thức ăn nên chúng chỉ gầy và ít chết, chúng là nguồn bệnh nguy hiểm.
Mổ khám
- Gia cầm sắp chết sốt cao, mào trắng bệch hoặc mào thâm nhưng khi cắt tiết thì mào tích trở nên nhợt nhạt, lỗ huyệt bẩn.
- Gia cầm chết đột tử thấy máu đông đọng lại trong lồng ngực, lồng bụng, khi cắt tiết thấy máu loãng, chậm động.
- Gan và lách sưng to, nhợt nhạt, mềm nhũn dễ vỡ, trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử hoặc xuất huyết, hoặc trong một số trường hợp ta lại thấy gan bé quắt lại có màu thâm đen hoặc xanh đen.
- Thận sưng to, lồi rõ lên, rìa thận bị xuất huyết, trên bề mặt thận có nhiều tụ điểm trắng.
- Buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm thoái hóa, trứng non vỡ, gây viêm dính phúc mạc.
- Tim to, nhão, trên bề mặt cũng có một số tụ điểm trắng.
- Phổi bị bầm huyết có nhiều tụ điểm vàng trắng.
- Ruột non, dạ dày tuyến, dạ dày cơ bị viêm tăng sinh nên to hơn, dầy hơn bình thường, đôi khi thấy các ổ loét sâu trên bề mặt.
Phòng bệnh
- Cứ 10-15 ngày ta phun thuốc muỗi 1 lần nhằm tiêu diệt côn trùng hút máu (dĩn, muỗi) và cho gà uống thuốc T. Coryzin hoặc Sutrim.NT hoặc Sul-depot ở liều phòng bệnh 10g/100kg P/ngày,
trong 3 ngày liên tục.
- Phải phát quang cây cỏ, thông cống rãnh, chất thải phải được xử lý ủ kỹ, sân chơi phải thường xuyên cuốc xới, rắc vôi
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )