1.Nguyên nhân
- Đây là một vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bước đầu có trường phái khoa học cho rằng: đó là kết quả của rối loạn quá trình trao đổi chất. Cụ thể là thừa axit béo (các chất béo) nhưng lại thiếu các vitamin và nguyên tố vi lượng.
- Có trường phái khác lại cho đó là do quá trình rối loạn tiêu hoá và trao đổi chất đến việc bội nhiễm E. coli hoặc Salmonella.
- Chúng tôi cho rằng cả hai quan điểm đều có cơ sở đúng và có thể tóm tắt như sau: Nhằm mục đích thúc gà lớn nhanh và béo, người ta đã dùng các loại thức ăn hàm lượng đạm (protein) và chất béo (acid béo) cao, có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là các loại dầu
và khô dầu. Nhưng lại thiếu hụt và mất cân bằng các acid amin không thay thế, các nguyên tố vi lượng và các vitamin đã dẫn đến sự dư thừa nhiều axit béo làm cho cơ thể bị nhiễm độc. Vai trò của các vitamin và các nguyên tố vi lượng là rất lớn. Chúng là
thành phần chất quan trọng của nhiều loại men tiêu hoá. Nếu thiếu chúng, việc phân huỷ, hấp thu và đào thải lượng axit béo dư thừa không hết, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc, rối loạn quá trình đồng hoá và dị hoá. Quá trình này diễn ra trong thời gian khá dài và nếu chúng ta không tìm cách cân đối lại thành phần, chất lượng thức ăn thì một số gà sẽ bị ngộ độc do tích tụ nhiều axit béo dư thừa.
- Sự nhiễm độc do axit béo dư thừa là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng, phá huỷ cấu trúc và chức năng gan, thận làm cơ thể bị suy nhược dần. Khi đó gà rất dễ bị bội nhiễm E. coli, Salmonella gây rối loạn hô hấp, rối loạn tiêu hóa và dẫn đến gà chết. Nói cách khác nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng bệnh lý này là do thừa axit béo gây nhiễm độc và sau đó là sự kế phát gây bệnh của E. coli và Salmonella, cũng như của một số vi khuẩn và nấm mốc khác.
2. Triệu chứng
- Lác đác một số gà bị sệ bụng, bụng sa sệ dần và trở nên căng phồng làm cho gà khó và ngại vận động.
- Hàng chục ngày sau khi thấy hiện tượng đó, da bụng trở nên thâm tím hoặc tím xanh.
- Gà kém ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi rối loạn tiêu hóa rồi chết.
- Tỷ lệ bệnh trong đàn không cao từ 2-10%, nhưng hầu hết chúng đã có hiện tượng căng phồng bụng, da tím xanh và đều sẽ chết.
3. Mổ khám
- Phù nề dưới da.
- Trong lòng bụng chứa đầy dịch màu vàng nhạt lẫn nhiều sợi Fibrin bám dính lung tung vào các cơ quan nội tạng.
- Gan sưng to có màu thâm sẫm với nhiều đám xung huyết hoặc có màu vàng như đất sét, xơ cứng. Trên bề mặt gan có lớp màng giả Fibrin mỏng và có màu trắng xám. Khi tách màng giả thấy có nhiều điểm hoại tử trắng, trong các trường hợp đó gan mềm nhũn, dễ vỡ.Thận sưng to và nhợt nhạt.
- Phổi bị phù nề chứa nhiều nước. Túi khí đục và có nhiều Fibrin bám dính.
- Tim to và nhão.
- Niêm mạc ruột viêm cata, thành ruột mỏng, lòng ruột có chứa thức ăn không tiêu nhưng không có màu nâu như ở hội chứng còi cọc (bệnh gà lùn, bệnh trực thăng).
- Buồng trứng teo và bị thoái hoá, ống dẫn trứng cũng bị viêm teo, màng bao bị viêm Fibrin bám dính...
4.Chẩn đoán
- Bệnh dễ dàng được chẩn đoán trên cơ sở lâm sàng và mổ khám.
5. Điều trị
- Những gà đã có dấu hiệu lâm sàng tích nước biến màu cơ bụng... thì không thể cứu chữa được nên loại bỏ.
- Chúng ta tích cực can thiệp để hạn chế sự phát triển và xuất hiện mới của bệnh đối với những cá thể khác.
- Phải giảm ngay các axit béo bằng việc giảm hoặc loại bỏ khô dầu và dầu thực vật dùng trong thức ăn, tức phải cân đối lại thành phần dinh dưỡng khẩu phần ăn sao cho đủ đạm, đủ axit amin nhưng không dư thừa axit béo.
- Phải chú trọng chống nấm mốc và khả năng sinh độc tố của thức ăn bằng cách trộn 200g Fungicid Thái vào 100kg thức ăn để dùng hàng ngày.
- Phải ngăn chặn sự bội nhiễm kế phát của E. coli và Salmonella khi tích nước xoang bụng xảy ra.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )