Lợn nái sốt cao, bỏ ăn kéo dài, lợn con chết trong bụng mẹ
Hình ảnh heo bị bệnh tai xanh
Vius gây bệnh tai xanh ở lợn có thể lây truyền qua không khí, qua tiếp xúc trực tiếp, qua dụng cụ chăn nuôi, tinh dịch và qua vật chủ trung gian (ruồi, muỗi, ve,..). Virus tồn tại trong cơ thể vật nuôi và lây bệnh trong vòng từ 2 - 3 tháng.
Khi lợn mắc bệnh tai xanh sẽ dễ mắc các bệnh bội nhiễm khác như: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh Glasser, bệnh E.coli, bệnh viêm phổi,...
Nhận biết triệu chứng bệnh tai xanh ở lợn
Biểu hiện của bệnh tai xanh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào chủng virus, tuổi lợn, sức đề kháng của lợn cũng như quá trình chăm sóc của chủ nuôi. Lợn nái, lợn con, lợn thịt và lợn đực sẽ có những triệu chứng bệnh lý khác nhau.
1. Lợn nái
- Lợn nái có thể xảy thai vào giai đoạn cuối, thai chết lưu ở giai đoạn hai hoặc bị chết yểu sau khi sinh ra.
- Lợn có dấu hiệu sốt cao, lên đến 40 - 42 độ C.
- Lợn bị viêm phổi, tiêu chảy, khó thở, thở nhanh, chảy nước mũi.
- Dấu hiệu đặc trưng là tai chuyển màu từ hồng => đỏ thâm => xanh => tím đen=> tử vong.
- Heo nái nuôi con có biểu hiện mất sữa, viêm vú, da biến màu và sinh non.
- Tỷ lệ chết 10%.
2. Lợn con theo mẹ
- Bệnh tai xanh ở lợn sẽ có dấu hiệu gầy yếu, sức sống thấp.
- Lợn bú khó khăn, mắt có ghèn màu nâu, da có nhiều vết phồng rộp.
- Lợn bị tiêu chảy, ủ rũ, viêm phổi dẫn đến khả năng tử vong cao khoảng 30 - 50%.
3. Lợn thịt, lợn cai sữa
- Một số con biếng ăn, chậm lớn, lông cứng.
- Sốt cao trên 40 oC.
- Tai lạnh, chân sau yếu, đi loạng choạng.
- Màu da chuyển từ hồng đỏ sang tím xanh nhạt.
- Lợn hắt hơi, thở nhanh.
- Tỷ lệ chết từ 12 - 15%, đa phần bị bội nhiễm các bệnh khác dẫn đến tỉ lệ chết 100% nếu không điều trị kịp thời.
4. Lợn đực giống
- Lợn bị bệnh tai xanh sẽ có các dấu hiệu ban đầu là sốt, bỏ ăn, đờ đẫn và khó thở.
- Lợn giảm hưng phấn, mất tính dục và lượng tinh dịch ít đi.
- Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng lợn nái và lợn con có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị và cách ly kịp thời có thể gây chết hàng loạt.
Bệnh tích
- Màu da tím tái ở tai, mõm, bụng
- Viêm phổi kẽ
- Ở xoang bụng có tích dịch
- Hạch bạch huyết sưng to hơn bình thường
- Lợn xuất huyết đa phủ tạng
- Bệnh tích ở cổ tử cung
Phương pháp chẩn đoán
Ngoài việc nhận biết bệnh tai xanh ở lợn thông qua các triệu chứng lâm sàng thì bạn cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán để phân biệt với các loại bệnh tương tự.
Bạn có thể lấy mẫu máu của lợn bị nhiễm bệnh đi xét nghiệm huyết thanh bằng phương pháp ELISA để kiểm tra, đánh giá nồng độ kháng thể trên tổng đàn.
Cách chữa bệnh tai xanh ở lợn
Bệnh tai xanh do virus gây ra nên không có thuốc đặc hiệu để điều trị, nếu lợn có sức đề kháng tốt và không bị bội nhiễm với các bệnh khác thì có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế có đến 90% lợn bị mắc bệnh tai xanh sẽ bị bội nhiễm các bệnh khác nên tỷ lệ chết cao hơn. Người nuôi có thể thực hiện các cách khống chế dịch bệnh như sau:
- Tiêu độc, sát trùng chuồng trại bằng các loại thuốc chuyên dụng.
- Nâng sức đề kháng toàn đàn bằng việc bổ sung chế phẩm sinh học và Vitamin C trộn cho ăn.
- Khống chế các bệnh kế phát khác (tùy vào từng loại bệnh).
- Bố trí tiêm phòng khi hết bệnh và ổn định.
Phòng bệnh tai xanh ở lợn
1. Phòng bệnh trước khi có dịch
- Định kỳ tiêm phòng vaccine bệnh tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, các bệnh thường gặp trên lợn.
- Thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho lợn.
- Giữ chuồng trại mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Vệ sinh bên ngoài và bên trong chuồng trại 1 lần/ ngày.
- Bổ sung thêm chế phẩm sinh học vào thức ăn cho lợn nhằm khống chế vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp và tiêu hóa của lợn..
- Định kỳ xét nghiệm bệnh bằng máy Pockit PCR để phát hiện sớm virus, vi khuẩn gây bệnh.
2. Phòng bệnh khi dịch bệnh bùng phát
- Những con bị nhiễm bệnh cần được cách ly ra khu vực riêng.
- Tuyệt đối không giết mổ, vứt xác lợn chết xuống sông mà cần thực hiện tiêu hủy theo quy định của ngành thú y..
- Người tiêu dùng không mua lợn bị nhiễm bệnh.
- Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, giày dép khi vào trang trại.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )