Nguyên nhân
- Đến nay người ta đã phân lập được hơn 2200 chủng Salmonella gây bệnh cho tất cả các loại gia súc gia cầm, chúng là loại vi khuẩn cơ hội gram âm hiếu khí.
- Đối với gia cầm thì Salmonella gallinarum gây bệnh bạch lỵ ở gà con và căn nguyên còn có tên gọi khác là Salmonella pullorum hay Salmonella pullorum gallinarum. Ở gia cầm lớn bệnh do
các chủng thuộc Salmonella enterica gây ra như S. enteritidis, S. cholerae, S. typhimurium, S. anatum... dưới tác động thúc đẩy của các yếu tố stress có hại.
Loài gia cầm mắc bệnh
- Tất cả các loài gia cầm đều dễ mắc bệnh (gà, vịt, ngan, ngỗng…).
- Tuy nhiên thủy cầm dễ bị nhiễm nhất và hoang cầm thường là vật mang trùng.
Tuổi gia cầm mắc bệnh
- Tất cả các lứa tuổi gia cầm đều có thể mắc bệnh.
- Nhưng bệnh do S. enterica thường phát lúc dò hậu bị và trong thời gian sinh sản.
Phương thức truyền lây
- Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua phôi trứng (truyền dọc).
- Bệnh được truyền lây qua đường miệng do thức ăn, nước uống và môi trường chăn nuôi đã bị nhiễm mầm bệnh (truyền ngang).
Mùa vụ mắc bệnh
Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm (tức không phụ thuộc vào mùa thời tiết). Tuy nhiên vì Salmonella là vi khuẩn cơ hội nên các yếu tố stress có hại đóng vai trò to lớn trong quá trình sinh bệnh và phát bệnh.
Triệu chứng
Bệnh có 5 thể biểu hiện: quá cấp, cấp tính, dưới cấp tính, mãn tính và ẩn bệnh. Ngày nay nhiều tác giả gộp 2 thể cuối cùng vào chung một thể gọi là thể mãn tính hay thể mang trùng.
Thể quá cấp
- Gia cầm chết đột tử, hiện tượng này thường gắn liền với sự hiện diện các yếu tố stress có hại và gia cầm chết bất cứ thời gian nào trong ngày.
- Tuy nhiên thể quá cấp không có xu hướng thành dịch lớn.
Thể cấp tính
- Gia cầm bệnh chán ăn, buồn ngủ, mắt nhắm nghiền, xù lông và khát nước. Mào, tích thâm xám (khác với thể mãn tính).
- Thở khó, nhịp thở, nhịp tim tăng cao.
- Gia cầm bệnh sốt cao do nhiễm trùng huyết.
- Chúng bị tiêu chảy, phân vàng xanh bám dính chặt lông xung quanh hậu môn (ở gia cầm sơ sinh phân vàng trắng có thể tạo thành cục nút kín và nút chặt hậu môn).
- Bụng gia cầm bệnh sa sệ.
- Có các biểu hiện thần kinh: run, co giật, đôi khi thấy liệt chân cánh. Tỷ lệ chết khá cao 10-30%.
Thể dưới cấp
- Chảy nước mắt nước mũi.
- Sốt cao vừa phải.
- Thở khó, mào tích thâm xám hoặc thâm tím (bệnh chứng này ngược lại với thể mãn tính).
- Tiêu chảy phân vàng xanh.
- Gầy sút nhanh và giảm đẻ 15-20%. Trên vỏ trứng thấy có 1 số trứng dính máu.
- Tỷ lệ chết không cao quá 15%.
Thể mãn tính
- Thể bệnh này thường quan sát thấy ở gia cầm dò và gia cầm sinh sản nhiều hơn ở các lứa tuổi khác.
- Đây là thể bệnh được chuyển sang từ thể dưới cấp tính với các triệu chứng:
+ Lúc tiêu chảy, lúc không nhưng phân vàng xanh luôn bám bẩn lông xung quanh lỗ huyệt.
+ Gia cầm bệnh không sốt, ăn uống thất thường.
+ Bụng sa sệ.
+ Mào, tích nhợt nhạt (khác hẳn so với thể cấp và dưới cấp).
+ Giảm đẻ 5-15%.
+ Gầy sút chậm dần.
+ Bệnh kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng rồi phần lớn tự khỏi, chúng trở thành vật mang trùng. Một phần nhỏ chết rải rác do kiệt sức.
Mổ khám
- Ở gia cầm sơ sinh (xem thêm bệnh phân dính đít bạch lỵ ở gà con - trang 108).
- Ở gia cầm dò và trưởng thành có bức tranh bệnh tích khá điển hình:
+ Gan sưng to, lớn hơn bình thường và có màu loang lổ xanh, nâu hoặc đồng thau, giai đoạn đầu trên bề mặt có nhiều điểm hoặc mảng xuất điểm hoại tử màu trắng xám to từ đầu kim khâu đến hạt kê.
+ Lách, thận đều sưng to, đặc biệt là lách luôn luôn sưng to có màu thâm sẫm hơn bình thường.
+ Ở gia cầm trưởng thành (hậu bị, đẻ) các biến đổi ở buồng trứng rất rõ: phôi trứng bị biến dạng, nổi rõ các mạch máu làm cho các phôi trứng có màu đỏ rõ, đôi khi thấy trứng non bị dập vỡ gay viêm dính phúc mạc, ống dẫn trứng cũng bị viêm xuất huyết.
+ Trong xoang bụng chứa nhiều dịch thẩm xuất (tích nước xoang bụng).
+ Ruột bị viêm từ cata đến xuất huyết tràn lan, thậm chí còn bị viêm hoại tử.
+ Lỗ huyệt cũng bị viêm sưng, bẩn, đôi khi thấy lòi dom.
Chẩn đoán
Bệnh phó thương hàn gia cầm dễ dàng được phát hiện thông qua đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và bệnh tích mổ khám. Đối với các đàn gà dùng làm giống và bệnh ở thể mãn tính thì nên dùng phương pháp huyết thanh học để chẩn đoán khẳng định bệnh và loại thải gia cầm mang trùng ra khỏi đàn gà giống đó moat cách kịp thời.
Phòng bệnh
- Phải tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học.
- Hàng tháng nên sử dụng 1 trong các loại thuốc trên với liều 1/2 liều điều trị để phòng bệnh trong 3 ngày liên tục.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )