Chất Lượng Mang Tới Thành Công

BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN (PED)

Bệnh tiêu chảy ở lợn là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết 100% số lợn con từ 0 - 5 tuổi nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và gây hại kinh tế cho người chăn nuôi không kém gì so với bệnh dịch tả lợn Châu phi.

lợn bị tiêu chảy đi ngoài ra phân lỏng

Những triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở lợn 

Sau khoảng 18 - 24 tiếng sau khi PEDV xâm nhập, người nuôi có thể quan sát được hội chứng tiêu chảy ở lợn như sau:

  • Lợn con theo mẹ bị tiêu chảy phân vàng lỏng, có mùi tanh, phân lẫn sữa không tiêu đều, bú ít lại.
  • Xuất hiện các dấu hiệu nôn mửa ra sữa không tiêu dẫn đến tình tráng mất nước, lợn gầy gò, ốm yếu
  • Lợn con khi bị tiêu chảy sẽ có dáng đi siêu vẹo, da nhăn, lông dài
  • Thân nhiệt giảm nên chúng thường có các dấu hiệu nằm lên bụng mẹ hoặc nằm chồng đống lên nhau cho ấm.
  • Sau vài ngày bị bệnh PED lợn sẽ kiệt sức và chết.

Bệnh tiêu chảy ở lợn có thể gây tỷ lệ chết từ 30 - 100% tùy vào độ tuổi bị nhiễm bệnh, cụ thể:

  • Lợn con từ 0 - 5 ngày tuổi có thể chết hết 100% 
  • Lợn con từ 6 - 7 ngày tuổi có tỷ lệ chết khoảng 50%
  • Lợn > 7 ngày tuổi tỷ lệ chết sẽ thấp hơn, khoảng 30%

Bệnh tích trên lợn

  • Lợn con theo mẹ có dạ dày căng phồng, chứa sữa không tiêu
  • Thành ruột mỏng, căng phồng, chứa đầy dịch vàng
  • Hạch lympho màng treo ruột xuất huyết, sung huyết
  • Một số trường hợp biểu hiện bệnh tích cả ở các cơ quan khác: tim to bất thường, cơ tim mềm; phổi bị gan hóa, gan thoái hóa màu đất sét
  • Thận xuất huyết

Chẩn đoán bệnh PED trên lợn

Có hai phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy ở lợn mà người nuôi có thể áp dụng đó là: chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng

+> Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng và bệnh tích, tuy nhiên phương pháp này không thể phân biệt được 2 virus PED và TGE. Người nuôi có thể dựa vào bảng sau để phân biệt 2 loại virus này:

Dấu hiệu PED TGE
 Tuổi mắc bệnh  Xuất hiện ở mọi lứa tuổi  Chủ yếu trong khoảng 20 ngày tuổi sau sinh
 Tình trạng phân  Loãng => sệt  Rất loãng
 Tỉ lệ bệnh  Nhiễm theo đàn, các đàn gần nhau lây bệnh cho nhau  Nhiễm theo đàn, các đàn cạnh nhau sẽ lây bệnh cho nhau
 Diễn biến bệnh  Nhanh  Cực kỳ nhanh
 Mức độ chết  Chết nhiều tùy vào độ tuổi  Chết 100%
 Đánh giá  Xấu  Rất xấu

Sự khác biệt về triệu chứng và bệnh tích giữa bệnh PED và TGE không nhiều nên cần sử dụng phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng để xác định chính xác con vật đang mắc bệnh gì.

Phòng bệnh PED

  • Kiểm soát người và phương tiện ra vào trại, làm vệ sinh lối đi, rắc vôi khử trùng thường xuyên,… tuân thủ các quy định an toàn sinh học.
  •  Định kỳ vệ sinh các bụi rậm xung quanh trang trại, khơi thông cống rãnh, sát trùng và diệt côn trùng, loài gặm nhấm, tuân thủy nguyên tắc KHÔ - SẠCH - ẤM cho trang trại.
  • Lợn con cần được tiêm đầy đủ sắt theo đúng quy trình.
  • Xử lý nước uống cho lợn mẹ và lợn con bằng chlorine nồng độ 5%
  • Phòng bệnh bằng vacxin PED: Năm 1997, Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng vaccine PED nhược độc. Tuy nhiên không phải toàn bộ nái sinh sản đều tạo đáp ứng miễn dịch qua sữa.

Cách điều trị lợn bị tiêu chảy

Phương pháp tự tạo miễn dịch cho lợn bằng cách sử dụng autovaccine đã được người chăn nuôi sử dụng phổ biến hiện nay để bảo vệ đàn lợn trước bệnh PED.

1. Nguyên lý

Autovaccine PED được thực hiện với mục đích đẩy nhanh thời gian xuất hiện và kết thúc bệnh nhằm cắt dịch sớm.

Lợi dụng đặc điểm không gây bệnh trên lợn trưởng thành, người ta cho lợn nái tiếp xúc với mầm bệnh dưới hình thức trộn ruột lợn con nhiễm bệnh vào thức ăn cho lợn nái (ruột lợn con mắc PED là nơi chứa nhiều PEDV nhất). Khi mầm bệnh vào cơ thể lợn nái sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể chống lại PEDV và trở thành một thành phần của sữa. Lợn con mới đẻ bú sữa chứa kháng thể này sẽ nhận được miễn dịch và không nhiễm bệnh nữa; đồng thời lợn con đang nhiễm bệnh sẽ dần được miễn dịch, cải thiện tình trạng bệnh, giảm thiệt hại cho trại.

2. Cách tiến hành

Dưới đây sử dụng liều lượng 1 bữa ăn cho 200 nái, mỗi bộ ruột cho 25 nái.

- Chọn 8 lợn con bị mắc PED dưới 4 ngày tuổi với triệu chứng điển hình, mổ lấy toàn bộ khối ruột.

- Bỏ 8 khối ruột vào máy xay, rắc 1 lọ kháng sinh bột BenzylPenicillin để tránh bội nhiễm vi khuẩn và trộn với 2 lít sữa không đường, xay nhuyễn.

- Khi hỗn dịch đã đồng nhất, đem trộn với cám cho lợn nái toàn trại ăn.

- Làm trong 3 - 7 ngày, mỗi ngày cho ăn 2 bữa.

1. Cho khối ruột vừa mổ vào máy xay

2. Trộn thêm 1 lọ kháng sinh bột BenzylPenicillin

3. Cho 2 lít sữa không đường vào huyễn dịch, xay đến khi thành dung dịch đồng nhất.

4. Đem trộn đều với cám và cho lợn nái ăn

3. Kết quả

Sau khi ăn cám trộn hỗn dịch, lợn nái có thể nôn hoặc chưa đi phân lỏng, trường hợp này phải cho ăn tiếp. Lợn nái đi phân lỏng chứng tỏ vaccine đã có tác dụng, thường là sau khoảng 2 - 3 tuẩn. Trong 1 tuần sau khi cho ăn, lợn con mắc PED vẫn gầy mòn và có thể chết, nhưng sau đó sẽ được phục hồi.

- Nôn ra cám, phải cho ăn lại để nái có thể hấp thu kháng nguyên

- Nái đi phân lỏng, đây là phản ứng bình thường của cơ thể

=> Lưu ý:

- Khi lấy ruột phải giữ cả chất chứa bên trong, tránh lấy những bộ ruột chưa có triệu chứng điển hình hoặc thành quá mỏng, vì chúng chứa ít PEDV.

- Trước khi cho ruột vào máy xay phải tách màng treo ruột, tránh hiện tượng máy xay bị kẹt.

4. Sử dụng thuốc trị bệnh tiêu chảy ở lợn

Lợn con theo mẹ nếu bị mắc bệnh được uống nước tự do để hạn chế mất nước. Lợn thịt bị bệnh trước tiên cho nhịn ăn để giảm tiêu chảy.

Sử dụng thuốc trộn Berins trị bệnh tiêu chảy trên lợn

Bệnh PED do virus gây ra hiện chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị cần sử dụng kháng sinh để chống vi khuẩn bội nhiễm, kế phát.

Bổ sung hạ sốt, thuốc bổ, trợ sức, trợ lực cho con vật để nâng cao sức đề kháng: B-complex, Anagin C, Katosal, ….

Phun thuốc sát trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, phun định kỳ 2 lần trên tuần. Khi có dịch phun 1 lần/ngày. Chú ý lau sạch sàn chuồng lợn con bằng xà phòng, thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh do lợn con mắc bệnh thải ra.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 36 45 - 024 6686 7068