Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Bệnh truyền nhiễm nguồn gốc và con đường lây truyền bệnh

Quá trình truyền nhiễm là hiên tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật khi có tác nhân gây bênh xâm nhập, tác nhân gây bênh là vi sinh vật: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào.

Quá trình truyền nhiễm là hiên tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật khi có tác nhân gây bênh xâm nhập, tác nhân gây bênh là vi sinh vật: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào. Quá trình truyền nhiễm thường bao hàm ý nghĩa hẹp hơn, nó chỉ sự nhiễm trùng của cơ thể sinh vật, đôi khi chỉ sự bắt đầu cảm nhiễm, tác nhân gây bênh chỉ kích thích riêng biệt, có trường hợp không có dấu hiệu bệnh lý. Trong trường hợp tác nhân xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh nhưng chưa có dấu hiệu bệnh lý, lúc này có thể gọi có quá trình truyền nhiễm song chưa thể gọi là bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm là phải kèm theo dấu hiệu bệnh lý.

Nhân tố để phát sinh ra bênh truyền nhiễm:

  • Có tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm như: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào...

Sinh vật có mang các tác nhân gây bệnh.

Điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh thúc đẩy quá trình truyền nhiễm.

Kích thước của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhìn chung bé hơn kích thước của vật chủ vật nhiễm song khả năng gây bệnh của chúng rất lớn, nó có thể làm cho vật chủ chết một cách nhanh chóng.

Bênh truyền nhiễm gây tác hại lớn cho vật chủ do:

  • Sinh vật gây bệnh có khả năng sinh sản nhanh nhất là vius, vi khuẩn chỉ sau mấy giờ số lượng của chúng có thể tăng lên rất nhiều đã tác động làm rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể vật chủ.
  • Tác nhân gây bệnh còn có khả năng làm thay đổi, huỷ hoại tổ chức mô đổng thời có thể tiết ra độc tố phá hoại tổ chức của vật chủ, làm cho các tế bào tổ chức hoạt động không bình thường.

Nguồn gốc và con đường lan truyền của bênh truyền nhiễm ở đông vật thuỷ sản.

Nguồn gốc của bênh truyền nhiễm ở động vật thuỷ sản .

  • Trong các thuỷ vực tự nhiên: ao, hổ, sông và các đầm, vịnh ven biển thường quan sát thấy động vật thuỷ sản bị mắc bệnh truyền nhiễm, động vật thuỷ sản bị bệnh là “ổ dịch tự nhiên”. Từ đó mầm bệnh xâm nhập vào các nguổn nước nuôi thuỷ sản. Động vật thuỷ sản bị bệnh truyền nhiễm và những xác động vật thuỷ sản bị bệnh chết là nguổn gốc chính gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở động vật thuỷ sản sinh sản rất nhanh làm tăng số lượng nó đi vào môi trường nước bằng nhiều con đường tuỳ theo tác nhân gây bệnh như: theo các vết loét của cá để đi ra nước qua hệ thống cơ quan bài tiết, cơ quan tiêu hoá, cơ quan sinh dục hoặc qua mang, xoang miệng, xoang mũi. Ngoài ra, trong nước có nhiều chất mùn bã hữu cơ , nước thải các nhà máy công nghiệp, nước thải của các trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, nước thải sinh hoạt, phân rác... cũng tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm phát sinh phát triển.

Con đường lan truyền của bênh truyền nhiễm ở động vật thuỷ sản:

  • Bằng đường tiếp xúc trực tiếp: Động vật thuỷ sản khoẻ mạnh sông chung trong thuỷ vực cùng với động vật thuỷ sản mắc bênh truyền nhiễm, do tiếp xúc trực tiếp, tác nhân gây bênh truyền từ động vật thuỷ sản bênh sang cho động vật thuỷ sản khoẻ.
  • Do nước: Tác nhân gây bênh truyền nhiễm trong cơ thể đông vật thuỷ sản bị bênh rơi vào môi trường nước và sông tự do trong nước một thời gian, lấy nước có nguồn bênh vào thuỷ vực nuôi thuỷ sản, tác nhân gây bênh sẽ lây lan cho động vật thuỷ sản khoẻ mạnh.
  • Do dụng cụ đánh bắt và vận chuyển đông vật thuỷ sản: Khi vận chuyển động vật thuỷ sản bênh và đánh bắt động vật thuỷ sản bênh, tác nhân gây bênh có thể bám vào dụng cụ, nếu dùng dụng cụ này để đánh bắt hoặc vận chuyển động vật thuỷ sản khoẻ thì không những nó làm lây lan bênh cho động vật thuỷ sản khoẻ mà còn ra môi trường nước.
  • Mầm bênh truyền nhiễm từ đáy ao: Cùng với các chất hữu cơ tồn tại ở đáy ao, tác nhân gây bênh từ động vật thuỷ sản mắc bênh truyền nhiễm, từ xác động vật thuỷ sản chết do bị bênh rơi xuông đáy ao và tồn tại ở đó một thời gian. Nếu ao không được tẩy dọn và phơi đáy kỹ khi tiến hành ương nuôi thuỷ sản, tác nhân gây bênh từ đáy ao đi vào nước rồi xâm nhập gây bênh truyền nhiễm cho động vật thuỷ sản.
  •  Do đông vật thuỷ sản di cư: Động vật thuỷ sản bị bênh di cư từ vùng nước này sang vùng nước khác, tác nhân gây bênh truyền nhiễm vào vùng nước mới, gặp lúc điều kiên môi trường thay đổi không thuận lợi cho đời sông động vật thuỷ sản, tác nhân gây bênh xâm nhập vào cở thể động vật thuỷ sản khoẻ làm cho động vật thuỷ sản mắc bênh.
  • Do chim vá các sinh vật ăn đông vật thuỷ sản: Chim, cò, rái cá, chó, mèo,....bắt động vật thuỷ sản bị bênh truyền nhiễm làm thức ăn, tác nhân gây bênh truyền nhiễm có thể bám vào chân, mỏ, miêng, vào cơ thể của chúng, những sinh vật này lại chuyển bắt động vật thuỷ sản ở vùng nước khác thì tác nhân gây bênh truyền nhiễm từ chúng có thể đi vào nước, chờ cơ hội thuận lợi chúng xâm nhập vào cơ thể động vật thuỷ sản khoẻ làm gây bênh truyền nhiễm.

Đông vật thuỷ sản là nguổn gốc của môt số bênh truyền nhiễm ở người và đông vật:

Cá cũng như giáp xác, nhuyễn thể là nguồn gốc của một só bênh truyền nhiễm cho người và gia súc. Trong cơ thể một số động vật thuỷ sản có mang vi khuẩn bênh dịch tả như: Clostridium botulinum, Salmonella enteritidis, Proteus vulgaris, Vibrio parahaemolyticus... Các loại vi khuẩn này có thể tồn tại trên cơ thể và trong một số loài động vật thuỷ sản nó có thể rơi vào nước và gây nhiễm bẩn nguồn nước.

Theo Prodnhian, Guritr bằng thí nghiêm đã khẳng định Salmonella suipestifer, Salmonella enteritidis khi đưa vào xoang bụng của cá nó có thể tồn tại trong cơ thể 60 ngày, nó có thể tồn tại trong cá ướp muối. Vi khuẩn này ở trong nước dễ dàng theo nước vào ruột cá.

Nguyên nhân của người mắc bênh dịch tả có thể do ăn cá sông hoặc cá nấu nướng chưa chín có mang vi khuẩn gây bênh nên đã truyền qua cho người. Theo A-K Serbina 1973 qua thí nghiêm đã khẳng định khi cá mắc bênh đếm đỏ có 15-20% sô cá có Clostridium botulinum.

Tôm, hầu sông trong môi trường nước thải sinh hoạt, nước thải các chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, nước thải các nhà máy, xí nghiêp công nghiêp. Người ta đã phát hiên phần lớn chúng có mang vi khuẩn gây bênh lỵ, bênh đường ruột, bênh sôt phát ban...Bằng con đường thực nghiêm người ta đã khẳng định vi khuẩn gây sôt phát ban có thể sông trong cơ thể hầu đến 60 ngày. Từ đó người ta đã chứng minh dịch sôt phát ban ở một sô nước như: Pháp, Mỹ có quan hê dùng hầu tôm làm thức ăn. Do đó cá, tôm, hầu và một sô hải đặc sản dùng để ăn sông cần có chế độ kiểm dịch nghiêm khắc để tránh một sô bênh lây lan cho người.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645