Triệu chứng
Viêm tử cung sinh mủ cata cấp tính thường xảy ra trong vòng 6 ngày sau đẻ. Lợn bệnh suy nhược, giảm hoặc bỏ ăn, thở nhanh. Lợn thường sốt nhẹ vào buổi sáng, sốt cao vào buổi chiều tối. Triệu chứng thường gặp là lợn nái luôn có tư thế rặn đái, rên rỉ nhưng không đái được hoặc đái ít. Từ âm môn chảy dịch nhầy màu trắng, hồng hay nâu đỏ loãng, lẫn mủ lợn cợn, mùi tanh. Đặc trưng của Viêm tử cungC cata mãn tính là từ âm môn thường chảy dịch nhầy lẫn mủ màu vàng trắng hoặc trắng vào thời ky lộn động dục. Trong một số trường hợp mủ đóng thành vết khô ở mép dưới âm môn hoặc chảy thành bãi ở sàn màu trắng (như phân cò ờ chỗ lợn nái nằm lâu). Trong trường hợp Viêm tử cung cata mãn tính dịch nhầy đặc dính và thường chứa một ít Muxin, đôi khi lẫn máu. Những lợn nái này dễ bị rối loạn chu kỳ sinh dục dẫn đến vô sinh hoặc khả năng phục hồi sinh sản rất hãn hữu, hậu quả gây phối nhiều lần không chửa.
Bệnh tích
Niêm mạc tử cung sưng, sung huyết, xuất huyết, loét, phủ màng giả. Tử cung chứa dịch viêm (thanh dịch, dịch cata, mủ hoặc xuất huyết). Trong thời kỳ mang thai nếu lợn nái Viêm tử cung co thể tạo cac chỗ dính giữa tử cung và nhau thai làm cho bào thai phát triển không bình thường, sinh sót nhau và đẻ non (sảy thai do Brucella). Trường hợp Viêm tử cung nặng dẫn đến viêm quanh tử cung, bao gồm vùng ngoài màng bụng ở chỗ giáp tử cung, kể cả viêm mô liên kết xốp vung phụ cận. Viêm có thể dạng thanh dịch hoặc fibrin, đặc biệt chú ý nhất là viêm tử cũng sinh mủ và Viêm tử cung cata (phù tử cung) gây chửa giả lâm sàng. Trường hợp này, tử cung có thể chứa 4 - 5 lít mủ hoặc dịch cata. Nếu biến chứng viêm mủ tử cung thì thành tử cung teo, còn bị phù thì thành tử cung sưng to
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Cần chẩn đoán phân biệt Viêm tử cung với Viêm bàng quang, vì trong ca 2 trường họp lợn bệnh đều có triệu chứng tương đối giống nhau Điểm khác biệt, khi bị Viêm bàng quang mủ thường chảy cuối bãi đái, lợn cũng hay đái nhung biểu hiện đau khi đái.
Điều trị
Chỉ có giá trị khi quá trình viêm đang ở giai đoạn đầu, khi biến chứng thành viêm mãn tính thì nái khỏi bệnh dễ vô sinh hoặc có nguy cơ sẩy thai thường xuyên.
Trước hết, phải chú ý đến chế độ ăn uống cho lợn bệnh, khẩu phần đủ các loại vitamin, nguyên tố vi lượng, bột thịt xương, thức ăn giàu Ca, p.
Điều trị Viêm tử cung cần đạt 2 mục đích sau:
- Phục hồi nguyên vẹn niêm mạc tử cung;
- Phục hồi chức năng co bóp của cơ tử cung.
Tử cung liên quan mật thiết đến các cơ quan khác như nội tiết va thần kinh. Bởi vậy, điều trị Viêm tử cung bao gồm tác động cục bộ và tầc động lên toàn bộ cơ thể. Trường hợp Viêm tử cung nặng, chảy nhiều dịch mủ hoặc Viêm tử cung mãn tính cần kết hợp dùng thuốc tiêm và thụt rữa tử cung. Trường hợp nhẹ chỉ cần tiêm thuốc kích thích đẩy dịch viêm ra ngoai và tiêm 1 - 2 mũi kháng sinh, không cần thụt rửa. Đối vói .nái hậu bị không được thụt rữa tử cung.
Tiêm kháng sinh Gentamox chống viêm cho heo lái
Thụt rữa tử cung: Thụt rửa tử cung là phương pháp bợm dung dịch sát trùng vào tử cung như dung dịch Lugol 0,1%, thuốc tím 0,05%, Iodine, hoặc nước vệ sinh của phụ nữ. Hòa dung dịch trong nước ấm bom vào tử cung (khoảng 2 - 5 lít) và hút ra cho đến khi màu nước hút ra giống màu nước bơm vào. Thụt rửa 1 lần/ngăy, có thể thụt rửa 2 lần kết hợp tiêm(Oxytocin) đe tăng co bóp tử cung đẩy dịch viêm ra. Nhiều người quên động tác hút ra, chỉ bơm vào tử cung lợn bệnh cang nhiều càng tốt, nhất là bơm mạnh làm cho dịch sát trùng chảy ngược lên làm tắc ống dẫn trứng, hậu quả gây vô sinh nhân tạo. Trường hợp Viêm tử cung mãn tính nên thụt rửa vào ngày động dục, vì cổ tử cung lợn bệnh mở dễ thực hiện.
Chú ý:
- Xử lý môi trường, vệ sinh thú y tốt, không để nước đọng dưới sàn lợn nái.
- Tuyệt đối không được thụt rửa nái hậu bị.
- Điều trị cả đực giống (nếu trong đàn nhiều nái bị viêm).
- Một số trường hợp sau khi đẻ lợn nái bị sa âm đạo hoặc cả tử cung, thậm chí cả bàng quang. Nếu sa âm đạo hoặc cả tử cung, chỉ cần dùng thuốc sát trùng (Iodine pha theo chỉ dẫn hoặc nước vệ sinh của phụ nữ) rồi đẩy ngược vào, kết hợp tiêm 2 mũi kháng sinh cách nhau 3 ngày, thuốc cắt cơn co bóp (Atropin), 1 – 2 lần/ngày. Nếu cố định được lợn nằm ở tư thế đầu thấp hơn mông thì càng tốt. Trường hợp sa cả bàng quang cần áp dụng kỹ thuật xử lý khác. Đe biết có sa bàng quang hay không trưóe hết bằng mắt thường thấy phần sa rá ngoài rất to như quả bóng, sò vào thấy bùng nhùng như lẫn nhiều mỡ. Biện pháp đơn giản hơn dùng ống dẫn tĩnh lợn đưa vào niệu đạo. Nêu đầu ống dẫn tinh đi vào phần sa và có nước tiểu chảy ra chứng tỏ sa bàng quang. Để nguyên ống dẫn tinh cho nước tiểu chảy ra có khi 4 - 5 giờ sau mới chảy hết, dùng tay bóp nhẹ bang quang thì bàng quang xẹp nhanh hơn. Sau khi đã cho hết nước tiểu ra, sát trùng như trên và đẩy ngược tất cả vào. Nếu không cho nước tiểu ra không thể nào đẩy phần sa vào được. Sau đó âm đạo có thể sa lại nhưng ít hơn, lại tiếp tục vệ sinh rồi cho vào. Kết hợp tiêm thuốc như trên đạt hiệu quả tốt. Có thể khâu hai mép âm môn bằng 2 nút rời nhưng cần đúng kỹ thuật, nếu không gây rách âm môn nguy hiểm hơn. Một số nái do cơ địa lần sau đẻ lại bị sa hoặc nái già dễ sa, nên sau khi cai sữa con cần loại thải nái.
Phòng bệnh
- Đảm bảo chế độ nuôi dưỡng tốt, vệ sinh sạch sẽ. Tiêm phòng đầy đủ.
- Dụng cụ thụ tinh nhân tạo phải vô trùng, sau mỗi lần phối vệ sinh, luộc kỹ. Phối đúng kỹ thuật, phải thụ tinh đúng vào cao điểm động dục. Hạn chế phối nhiều lần.
- Đặc biệt lưu ý kỹ thuật đỡ đẻ lợn. Bình thường 1 0 -1 5 phút lợn đẻ một con, kéo dài trong khoảng 3 giờ, sau khi con cuối cùng ra khoảng 30 phút sẽ sổ nhau. Quá thời gian trên mà chưa thấy con tiếp theo ra thì cần can thiệp. Nếu lợn nái rặn nhiều mà không đẻ được có thể con to, xương chậu nhỏ hoặc con nằm sai ngôi nên dùng tay đẩy lợn con vàò sửa cho thuận. Ngôi thuận là đầu ra trước, 2 chân trưóc duỗi thẳng về trước hoặc đầu ra sau, 2 chân sau duỗi thẳng ra trưóc. Lưu ý dùng ngón tay kẹp 2 chân và khi lợn nái rặn mới kéo nhẹ cảm giác như lợn con tự ra, lợn nái ngừng rận thì ngừng kéo, không được kéo thô bạo làm tổn thương niêm mạc tử cung dẫn đến viêm. Để tăng lực đẩy của tử cung, ngoài việc tiêm oxytocin có thể can thiệp bằng tay. Thực hiện bằng cách, để lợn nái ở tư thế nằm, kỹ thuật viên đứng phía sau lưng lợn, đặt 2 tay ở phần bụng gần chân trưốc, khi lợn rặn đẻ đè 2 cùi tay xuống, khi lợn ngừng rặn thì ngừng đè. Lưu ý thực hiện kỹ thuật này trong điều kiện thai thuận ngôi, cho nên cần kiểm tra ngôi thai trước. Tôi đã thực hiện thành công nhiều ca dở đẻ như thế này, kể cả khi chưa tiêm Oxytocin và thò tay vào không sờ được thai. Kỹ thuật này chỉ thực hiện khi lợn nái rặn yếu (xem mục Lợn đẻ khó do rặn yếu).
cho ăn bổ xung Bcomplex tăng sức đề kháng cho heo nái
- Viêm vú, Viêm tử cung, Sốt sữa (MMA), mà còn hạn chế tiêu chảy ở đàn lợn con.
- Không được nhốt chung lợn nái hậu bị với lợn nái Viêm tử cung
- Theo dõi thân nhiệt lợn nái liên tục 3 ngày sau đẻ, nếu có biểu hiện bất thường cần can thiệp ngay.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )