Cá nổi lờ đờ trên mặt nước
Cá bị đen đầu, đen mình, nổi lờ đờ, tuột vảy, xuất huyết khi chết có 2 trường hợp.
1.Trường hợp 1 : Cá bị bệnh Virus mùa xuân
Dấu hiệu bệnh lý
Dấu hiệu bên ngoài: Da cá có màu tối sẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi có hiện tượng chết mắt cá loà và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Thấy triệu chứng hậu môn đỏ.
Dấu hiệu bên trong: Bóc da cá bị bệnh nhìn thấy cơ đỏ xuất huyết, bệnh nặng cơ toàn thân xuất huyết đỏ tơi .
dấu hiệu cá bị bệnh Virus
Quản lý ao nuôi khi cá bị bệnh : Xử lý đáy ao bằng vôi bột 7 -10 kg/100 m2. Thả giống đúng thời vụ, không thả dày. Định kỳ 15 - 20 ngày thay nước, thêm nước cho ao nuôi từ 20 - 30% lượng nước trong ao, khử trùng ao nuôi định kỳ bằng sản phẩm AQUAKON, 1kg cho 7.000-10.000 m3 nước. Áp dụng các biện pháp để tăng nhiệt độ cho nước ao nuôi vào mùa đông.
sản phẩm tiêu diệt Virus, Vi khuẩn , Nấm gây bệnh
Chăm sóc: Cho cá ăn đầy đủ, đảm bảo để cá phát triển. Theo dõi sức ăn của cá, hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi. Định kỳ trộn BETA-GLUCAN và Biocid Pro vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Dùng chế phẩm sinh học như AQUAKON tạt xuống ao 1kg/7.000 m³ theo chu kỳ 15 ngày/lần. Ngoài ra, có thể dùng Biocid Pro trộn với thức ăn tinh cho cá ăn 3 - 4 ngày/tuần cũng giúp cá tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh.
sản phẩm Biocid Pro tăng sức đề kháng cho cá
Khi phát hiện cá bị bệnh: người nuôi nên xử lý môi trường nước ao bằng AQUAKON với liều lượng 1 kg/5.000 m3 nước ao nuôi; hoặc GLU-BENCO 1lít/2.000-3.000 m3 nước ao. Dùng Biocid Pro trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 3 - 5 ngày. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp này không tiêu diệt virus mà tiêu diệt các tác nhân cơ hội như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có thể gây bệnh.
2.Trường hợp 2 : cá bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra
Tác nhân gây bệnh: Do các loài vi khuẩn Aeromonas gây ra
Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước. Da có đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, mặt lồi đục, xuất huyết, bụng trướng to, xơ vây, tia vây cụt dần.
- Giải phẫu nội tạng: Gan tái nhợt, mật màu sắc đen sẫm, thận nhũn, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Ruột không có thức ăn, có thể chứa đầy hơi hoặc xuất huyết hoại tử. Xoang bụng có nhiều dịch nhờn hôi thối.
- Tỷ lệ chết có thể lên tới 50- 70% tổng đàn cá trong ao.
Quản lý ao nuôi khi cá bị bệnh : khi cá bị nhiễm khuẩn và chết, trong ao nuôi đã có mầm bệnh Vi khuẩn.Để giảm thiệt hại, nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi trồng, người nuôi cần chú ý áp dụng các biện pháp khử trùng ao nuôi trong suốt quá trình nuôi. Khử trùng ao nuôi bằng sản phẩm Glubenco
sản phẩm khủ trùng , sát khuẩn ao nuôi hiệu quả
Trị bệnh: Có thể dùng một số kháng sinh, có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau:
+ Cho ăn kháng sinh FLOFE 400 để điều trị cho cá
Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn trên cá
+ Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh. Cho ăn ANTRIM để điều trị cho cá bị bệnh
Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn trên cá
Chăm sóc: Cho cá ăn đầy đủ, đảm bảo để cá phát triển. Theo dõi sức ăn của cá, hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi. Định kỳ trộn BETA-GLUCAN và Biocid Pro vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
sản phẩm Biocid Pro tăng sức đề kháng cho cá
Hỗ trợ kỹ thuật thủy sản : 098 777 36 45 ( Mr Quang )