Chất Lượng Mang Tới Thành Công

CÁCH DIỆT TẢO TRONG AO NUÔI CÁ

Trong ao nuôi tảo có tác dụng tạo màu nước, cung cấp oxy , cân bằng hệ sinh thái . Tuy nhiên sự xuất hiện quá nhiều tảo trong ao là yếu tố ảnh hưởng đến môi trước, gây nguy hại đến tôm cá trong ao
1. Nguyên nhân khiến tảo lam phát triển?
- Bón quá nhiều phân chuồng, cho cá ăn dư thừa thức ăn tạo mùn bã hữu cơ, làm ô nhiễm đáy ao, không thay nước kịp thời, cải tạo đáy ao khi vào vụ nuôi chưa đảm bảo … tạo điều kiện cho tảo phát triển.
- Trong đó, sự phát triển ưu thế của tảo lam (tảo xanh) gây hiện tượng “ nở hoa ” sau đó tảo tàn và nổi lên mặt nước taọ thành lớp váng trên mặt ao.
ao nuôi bị tảo 
2. Tảo lam gây hại như thế nào?
- Khi tảo tàn, xác tảo chìm xuống đáy và phân hủy gây ô nhiễm nước ao nuôi cá.
- Quá trình phân hủy của tảo sử dụng oxy hòa tan trong nước và sinh ra các khí độc : NO2, NH3, H2S.
- Khi đó, ao nuôi cá bị ô nhiễm và lượng oxy hòa tan trong nước giảm mạnh, cá bị ngạt do thiếu oxy nổi đầu đặc biệt là cá trắm cỏ (loài ưa môi trường sạch), giảm ăn, chậm phát triển, suy giảm sức đề kháng, dễ phát sinh bệnh.
- Có thể tiết độc tố gây bệnh gan tụy, phân trắng …đặc biệt như cá mè trắng, mè hoa.
- Ao không kịp xử lý cá có thể chết rải rác hoặc chết hàng loạt.
3. Cách xử lý tảo?
- Tảo lam khó tiêu diệt hơn những loài tảo khác nhờ khả năng phục hổi quần thể nhanh chóng.
- Bước 1: Ngừng cung cấp dinh dưỡng vào ao nuôi, thay nước, tăng cường oxy.
+ Ngừng bón phân chuồng vào ao
+ Giảm ½ lượng thức ăn cho cá.
+ Nếu cá nổi đầu và bỏ ăn, nên tạm ngừng cho cá ăn 1 ngày.
+ Tính toán lại lượng thức ăn cho cá cho vừa đủ, tránh tình trạng thức ăn tích tụ dưới đáy.
+ Thay 30 – 40% nước tầng đáy và bổ sung nước tầng mặt.
+ Khi tảo tàn, quá trình phân hủy sinh ra khí độc NH3, H2S, NO2. Cần khởi động quạt khí để tăng cường oxy và đẩy khí độc ra khỏi ao.
+ Vệ sinh ao, vớt vắng tảo ra khỏi ao mỗi ngày (bỏ xa ao nuôi).
- Bước 2: Diệt tảo và làm sạch môi trường nước
+ Dùng men vi sinh diệt tảo , xử lý khí độc và làm sạch nguồn nước AQUA CLEAN
  • Định kỳ:1kg/10.000-12.000m3 nước ao nuôi,1 tuần xử lý 1 lần trong suốt quá trình nuôi
  • Trường hợp ao bị ô nhiễm nặng : 1 kg / 5.000-6.000 m3 nước
Men vi sinh xử lý tảo và khí độc trong ao nuôi
 
+ Lưu ý: Dùng vôi cũng có thể diệt tảo trong thời gian cấp bách nhưng sẽ tạo mùi tanh, bẩn. Trời nắng nóng không nên sử dụng vôi để tiêu diệt tảo.
 Bước 3: Phòng bệnh cho cá
+ Sau khi tảo được xử lý xong bổ sung BETAGLUCA BIOCID PRO để cá tăng sức đề kháng và chống sốc.
Bộ đôi sản phẩm cho ăn giúp tăng sức đề kháng cho cá
+ Định kì sử dụng vôi bột hòa nước té đều khắp mặt ao để phòng bệnh cho cá.
+ Duy trì độ trong nước ao ổn định trong khoảng 30 – 40 cm.
+ Ao nuôi cá thịt đảm bảo độ sâu từ 1.5 – 2 m để ổn định môi trường nước.
 

Trường hợp cá có dấu hiệu bị bệnh cần liên hệ ngay nhân viên có kỹ thuật về cá nước ngọt hoạc tới đại lý thuốc thủy sản uy tín để được tư vấn xử lý sớm nhất

Hỗ trợ kỹ thuật về nuôi cá nước ngọt : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

 
 
098 777 36 45 - 024 6686 7068