Qua thực tiễn sản xuất, thấy có hiên tượng một số ao nuôi cá bị bênh, đa số cá trong ao bị chết nhưng có một số con có khả năng miễn dịch một số bênh và sinh trưởng rất nhanh qua đó chứng tỏ sức đề khángcủa cá trong cùng một giống cá có sự sai khác rất lớn từ đó người ta đã lợi dụng đặc tính này chọn giống cá có sức đề kháng cao chống được bênh.
Dùng phương pháp đơn giản và dễ làm là gây sốc bằng Formalin để chọn đàn tôm giống khoẻ và ít nhiễm bênh. Thả 150-200 ấu trùng tôm vào dung dịch Formalin 50-100 ppm (50100ml Formalin 36-38%/m3 nước) trong thời gian 1-2 giờ. Nếu tỷ lê ấu trùng tôm sống sau khi sốc > 95% là đàn tôm giống khoẻ ít nhiễm bênh virus. Khi nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh, tốt nhất nên kiểm tra tỷ lê nhiễm các mầm bênh virus (MBV, đốm trắng) bằng phương pháp mô bênh học và PCR.
Chọn tôm bột (Postlarvae) có hình dạng bình thường, chuỳ, các phần phụ (râu, chân bơi, chân bò, đuôi) không gẫy hoặc ăn mòn có màu đen. Tỷ lê giữa độ dày ruột và độ dày cơ ở đốt bụng thứ 6 là 1:4 (độ dày của ruột bằng 1/4 độ dày của cơ), ruột tôm có thức ăn. Tôm bột khoẻ, đuôi có các sắc tố, các phần phụ đuôi mở rộng. Trạng thái của tôm bột khoẻ khi bơi cơ thể thẳng, phản ứng nhanh với tác động từ bên ngoài, bơi chủ động ngược dòng khi khuấy nước. Khi dòng nước khuấy yên tĩnh, tôm có xu hướng bám vào thành chậu nhiều hơn bị nước cuốn vào giữa chậu. Tôm yếu hoạt động lờ đờ, phản ứng chậm, cơ thể cong dị hình và không đều.
Chọn giống cá tôm miễn dịch tự nhiên:
Cá sống trong các thuỷ vực tự nhiên cũng như trong ao nuôi có lúc xảy ra dịch bênh làm cho đa số cá có thể chết nhưng cũng có một số ít sống sót do bản thân có khả năng sản sinh ra kháng thể có tác dụng chống lại tác nhân gây bênh tạo được tính miễn dịch. Người ta đưa số cá này nuôi và nhân đàn với mục đích tạo được giống cá nuôi có khả năng chống đỡ với bênh tật. Teo Chalor Limsuwan (2000) đã đề xuất nên dùng tôm sú bố mẹ đánh bắt ở độ sâu 60-120m, kích thước từ 26-30cm, chúng ít bị nhiễm bênh đốm trắng (WSBV) hơn tôm đánh bắt ở vùng nước nông ven bờ.
Cho lai tạo để chọn giống khoẻ có sức đề kháng cao:
Úng dụng đặc tính di truyền miễn dịch của cá người ta tiến hành lai tạo để có giống cá mới, có sức đề kháng cao, chống đỡ các loại bênh tật. Nước ta các nhà khoa học cho lai tạo các loại hình cá chép với nhau, cá chép Viêt nam với cá chép Hung, cá chép Malaysia tạo giống cá chép V1 với con lai có sức đề kháng tốt hơn cá bố mẹ.
Gây miễn dịch nhân tạo
Người ta dùng vacxin tiêm, trộn vào thức ăn của cá, tôm làm cho cơ thể tạo ra được khả năng miễn dịch làm vô hiêu hoá tác nhân gây bênh. Tiêm vacxin cho cá không những có tác dụng phòng mà còn có tác dụng chữa bênh. Cá sống trong môi trường khi bị nhiễm một loại bênh nào đó có một quá trình dài được ủ bênh nên cơ thể cá có khả năng sản sinh ra kháng thể và kháng nguyên. Khi tiêm vào cá bị bênh nâng cao sức đề kháng chống lại bênh tật.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )