Thông thường, ở mật độ nuôi đông, chuồng trại ẩm ướt thường dẫn đến bệnh viêm phổi địa phương.
Nguyên Nhân phổ biến nhất là BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG
NGUYÊN NHÂN:
Còn gọi là bệnh suyễn lợn do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, vi khuẩn tác động chủ yếu trên bộ máy hô hấp gây viêm phổi. Lợn con từ 3 - 4 tháng tuổi dễ mắc bệnh. Bệnh lây lan nhau do tiếp xúc trực tiếp và qua hơi thở, bệnh xảy ra quanh năm nhưng nghiêm trọng nhất là lúc trời lạnh và ẩm.
TRIỆU CHỨNG:
Thể cấp tính:
Bệnh ít phổ biến chỉ xảy ra khi bệnh xâm nhập vào trại lần đầu và tất cả lợn mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đường hô hấp cấp tính. Lợn thường tách đàn nằm ở góc chuồng, kém ăn, chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ, 40- 40,5oC. Lợn bệnh hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, vài ngày sau lợn ho liên tiếp 2 - 3 tuần sau đó giảm dần. Đôi khi có trường hợp lâu hơn. Lợn thở khó, thở nhanh và nhiều, lợn há hốc mồm để thở. hơn. Trong một ô chuồng, đầu tiên chỉ một vài con bị ho, sau đó lan ra toàn cho đến khi tất cả đều bị ho kéo dài. Bệnh ít gây chết nhưng lợn thường bệnh nhiễm khuẩn phổi do kế phát.
Thể mãn tính:
Thường là do từ thể cấp tính chuyển sang, đây là thể bệnh phổ biến nhất. Lợn ho khan từng tiếng hay từng chuỗi dài, đặc biệt là lúc sáng sớm hoặc buổi tối, sau khi ăn xong. Lợn thở khó, thở khò khè về đêm. Bệnh tiến triển trong vòng vài tháng đến nửa năm, thỉnh thoảng có con chết, nếu quản lý chăm sóc tốt đàn lợn có thể phục hồi. Lợn còi cọc, chậm lớn
Thể ẩn:
Thường thấy ở lợn trưởng thành, lợn vỗ béo. Không thấy hiện tượng thở khó, chỉ thỉnh thoảng thấy ho nhẹ, tăng trọng giảm.
BỆNH TÍCH :
Phổi viêm, có những chấm viêm đỏ hoặc xám bằng hạt đậu xanh, to dần ra, sau tập trung thành từng vùng rộng lớn. Giới hạn rõ rệt giữa vùng viêm và vùng không bệnh. Phổi gan hoá, khi cắt chảy nước màu vàng trắng xám. Trên mặt phổi có nhiều sợi tơ huyết làm cho phổi dính vào lồng ngực. Màng phổi viêm nặng. Khí quản, phế quản viêm có bọt, có dịch nhầy màu hồng nhạt, khi bóp có mủ chảy ra. Hạch lâm ba phổi sưng rất to (gấp 2-5 lần so với bình thường), tụ máu thủy thủng.
PHÒNG BỆNH:
Qui trình phòng bằng vacxin khá phức tạp và hiệu quả không cao. Biệp pháp chủ yếu là tăng cường sức đề kháng của lợn bằng việc vệ sinh chăm sóc, thức ăn, chuồng trại.
bổ xung Vitamin C tăng sức đề kháng cho đàn lợn
ĐIỀU TRỊ:
- Cách ly những con có triệu chứng ho, để điều trị bằng cách tiêm bắp thịt một trong các loại kháng sinh như Tylosin, Gentamycin, Marbofloxacin… Bạn liên hệ các của hàng thú y để mua thuốc và sử dụng theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Hầu hết các bệnh viêm phổi có liệu trình dài, lợn có thể nhát khó tiêm nên bạn sử dụng các loại thuốc tiêm có thời gian tác động lâu sau 1 lần tiêm (long active).
Ngoài ra, bạn cần cho lợn nơi khô ráo, ấm và bổ sung các lại vitamin như vitamin C, B-complex và tăng cường thức ăn nhiều dinh dưỡng.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )