Độ kiềm trong nước chủ yếu là các ion HCO3" (bicarbonate kiềm), CO32- (carbonate kiềm), OH" (Hydroxit kiềm), đơn vị tính biểu thị tương đương mg/l CaCO3. Trong nước tự nhiên độ kiềm khoảng 40mg/l hoặc cao hơn, nước có độ kiềm cao gọi là nước cứng, nước có độ kiềm thấp gọi là nước mềm. Theo Movle nước cứng cho năng suất nuôi tôm cao hơn nước mềm. Độ kiềm phản ánh trong nước có chứa ion CO32- nhiều hay ít, trong ao nuôi tôm có sự biến đổi lớn về độ kiềm, thấp nhất 5mg/l và cao lên hàng trăm mg/l.
Độ kiềm tác động đến hệ đệm cân bằng pH:
Nếu thêm CO2 thì nước có chứa bicarbonate hoặc carbonate, pH sẽ giảm. pH giảm do kết quả phản ứng của ion hydrogen (H+) với CO32- hoặc HCO3". Trong nước tự nhiên, CO2 là do quá trình hô hấp của sinh vật và khuyếch tán từ không khí vào, số CO2 khuyếch tán từ không khí vào không đáng kể. Lượng CO2 tăng hoặc giảm là nguyên nhân làm cho pH thay đổi. Bicarbonate là hê đêm chống lại thay đổi đột ngột của pH. Nếu H+ tăng, thì H+ phản ứng với HCO3" tạo thành CO2 và nước, trong khi đó hằng số K không đổi do đó pH chỉ thay đổi nhẹ. Tăng OH" kết quả chỉ làm giảm H+ bởi vì CO2 và H2O phản ứng mạnh hơn với H+, do đó hằng số K không đổi và ngăn cản được sự thay đổi lớn pH
Trong hệ đệm CO2 là axit và ion HCO3" là dạng muối. Việc tính toán CO2 và HCO3" là rất khó vì lượng của chúng rất nhỏ. Tuy nhiên nước có độ kiềm cao có hê đêm mạnh hơn nước có độ kiềm thấp
Hai khoáng chất trên khi sử dụng đều tăng độ kiềm, như dolomite (2) cho lượng bicarbonate tăng gấp đôi đá vôi.
Trong ao nuôi tôm có độ kiềm thấp, hê đêm yếu pH sẽ dao động lớn trong ngày, cho nên cần bổ xung dolomite để nâng cao độ kiềm làm cho hê đêm mạnh sẽ điều chỉnh ổn định pH trong ngày
Sự tổn tại NH3 và NH4+ trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH và độ mặn của nước , NH3 rất độc đối với tôm. Nước càng mang tính axit (độ pH thấp), NH3 càng chuyển sang NH4+ ít độc, môi trường càng kiềm NH3 càng bền vững và gây độc cho tôm. Nổng độ NH3 thấp ở 0,09 mg/l đã gây cho tôm càng xanh chậm phát triển và nổng độ 0,45 mg/l sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng của tôm he (Penaeus spp) đi 50%. Nổng độ NH3 gây chết 50% ở postlarvae tôm sú: LC50-24h là 5,71mg/l và LC50-96h là 1,26mg/l. Nổng độ NH3 giới hạn an toàn trong ao nuôi là 0,13mg/l
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )