Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia gà đẻ nói riêng chi phí thông thường được tính khoảng hơn 70% là thức ăn phần còn lại là các chi phí như con giống, thú y, công chăm sóc, điện nước ..... Do vậy, để có thể chăn nuôi có lời và phát triển bền vững thì việc kiểm soát lượng ăn cũng như tối ưu chi phí từ thức ăn là vấn đề người chăn nuôi cần chú ý.
Nhu cầu của gà đẻ về thức ăn chúng ta có thể chia một cách dễ hiểu như sau, mỗi ngày chúng ta cho gà ăn 110 – 115g (gà giai đoạn đẻ) thì lượng thức ăn trên sẽ được chia làm 3 phần.
- Một phần trong đó sẽ được chuyển đổi thành năng lượng duy trì cho sự sống (phần này theo chuyên môn gọi là năng lượng duy trì), phần năng lượng này sẽ được ưu tiên trước nhất.
- Sau khi gà đã có đủ năng lượng duy trì, nếu lúc đó lượng thức ăn chưa bị tiêu hóa hết thì chúng tiếp tục sử dụng phần còn lại cho việc sản xuất (tạo thịt, tạo trứng ...). Phần năng lượng này được gọi là năng lượng sản xuất.
- Cuối cùng nếu lượng thức ăn vẫn còn chúng sẽ chuyển hóa lượng thức ăn trên thành năng lượng tích lũy (tạo mỡ).
Việc cần thiết với mỗi chúng ta đó là tính toán lượng ăn mỗi ngày của gà đẻ sao cho chúng có đủ năng lượng duy trì và năng lượng sản xuất. Còn năng lượng tích lũy lại không cần thiết trong trường hợp này, đây có thể là phần tăng chi phí trong việc chăn nuôi gà đẻ. Trong thực tế chúng ta đã thấy những chú gà quá mập cũng không thể cho tỷ lệ đẻ và thời gian khai thác trứng như những chú gà khác cùng đàn.
Trong thực tế hiện nay người chăn nuôi đang sử dụng thức ăn được các doanh nghiệp phối trộn sẵn (thức ăn hỗn hợp công nghiệp) và thức ăn được các trang trại tự trộn (sử dụng các nguyên liệu tại địa phương + premix từ các doanh nghiệp). Mỗi loại thức ăn đều có những ưu điểm - nhược điểm riêng và đều đảm bảo đàn gà được phát triển khỏe mạnh và cho sản lượng trứng tốt.
Sau đây chúng ta cùng phân tích về giá thành của từng loại sản phẩm trên để chúng ta có thể lựa chọn loại thức ăn phù hợp.
Mức giá được khảo sát tại các đại lý bán thức ăn hỗn hợp công nghiệp cho gà đẻ ở tỉnh phía Bắc, giá 1 bao 25kg thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ giao động trong khoảng 185.000 - 240.000đ/bao trung bình vào khoảng 200.000 đ/bao (8000đ/kg) (giá trên đã bao gồm 10%VAT và được khảo sát tại nhiều vùng nên có thể chưa đúng với một số vùng quá xa như các đảo của Quảng Ninh, Hải Phòng)
Với mức giá tới tay người tiêu dùng như vậy nhưng chúng ta đều biết mức giá trên đã bao gồm rất nhiều chi phí khác như:
- Chi phí nguyên liệu
- Chi phí sản xuất
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí lợi nhuận của nhà sản xuất, đại lý
- Các chi phí khác (mua nợ (chịu), mua đầu tư, mua từ nhiều cấp đại lý
Tuy nhiên chúng ta đều biết để có được sản phẩm chất lượng các doanh nghiệp cũng cần đầu tư nghiên cứu, xây dựng nhà máy và nhập khẩu các công nghệ sản xuất hiện đại. Những chi phí trên giúp đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn ổn định và có chất lượng tốt nhất.
Một điểm hạn chế của thức ăn hỗn hợp công nghiệp đó là không thể tùy biến với những giống gà địa phương hay một số vùng chăn nuôi đặc thù (cho ăn thức ăn hỗn hợp công nghiệp + phụ phẩm nông nghiệp).
Cũng với hình thức tương tự, VietDVM khảo sát và được biết giá thành phẩm của mỗi kg thức ăn tự trộn cho gà đẻ bình vào khoảng 7.200 đ/kg (giá trên chưa bao gồm công lao động của chủ trại)
Mức giá trên được cộng dựa trên các chi phí:
- Giá nguyên liệu (ngô, khô đậu, cám gạo, premix, ….)
- Hao phí máy móc
- Giá điện
- Chi phí công nhân
- ….
Với việc tự trộn thức ăn tại trại chúng ta rất cần chú trọng việc lựa chọn công thức nào, lựa chọn nguyên liệu sao cho đảm bảo giá thành hợp lý mà chất lượng vẫn cần được đảm bảo.
Dưới đây là một công thức của một doanh nghiệp chúng ta có thể tham khảo
Công thức trên là của công tu Wisium, nếu bạn đọc có nhu cầu áp dụng. Cần tham vấn ý kiến của đại diện công ty (Wisium Key Accounts Manager) để biết thêm các khuyến nghị trong việc lựa chọn nguyên liệu thô, công thức thức ăn, thời gian trộn, an toàn thực phẩm và cách phối trộn thức ăn với sản phẩm này
Một nhược điểm mà thức ăn tự trộn được các trại chia sẻ đó là thêm công lao động. Tuy nhiên với các lợi ích mà thức ăn tự trộn mang lại, người chăn nuôi sẽ có khả năng làm chủ, tự quản lý chất lượng và hiệu quả sản xuất tại trang trại của mình.
Như vậy với góc nhìn về giá thành chúng ta đã có những phân tích đánh giá, so sánh trong việc sử dụng thức ăn tự trộn và thức ăn hỗn hợp công nghiệp. Đây chỉ là góc nhìn khách quan về giá thành tạo nên 1 kg thức ăn đến tay người chăn nuôi. Chúng ta chưa xét tới các yếu tố khác liên quan tới hiệu quả chăn nuôi.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )