Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá

“Hội chứng dịch bênh lở loét ở cá” (Epizootic Ulcerative Syndrome-EUS) là tên gọi để mô tả một bênh cực kỳ nguy hiểm đã lan nhanh ở nhiều nước của Châu Á Thái Bình Dương

“Hội chứng dịch bênh lở loét ở cá” (Epizootic Ulcerative Syndrome-EUS) là tên gọi để mô tả một bệnh cực kỳ nguy hiểm đã lan nhanh ở nhiều nước của Châu Á Thái Bình Dương. Theo báo cáo đầu tiên 3/1972 bênh xuất hiên ở miền Trung Queen sland-Austraylia và bênh kéo dài cho đến ngày nay. Ở nước ta nằm trong vùng dịch bênh này. Bênh của cá nuôi và cá tự nhiên nước ngọt và cửa sông thuộc vùng châu Á Thái Bình Dương. Dấu hiệu đặc trưng: vết lở loét ở da (hạ bì) và có các sợi nấm Aphanomyces invadans.

Tác nhân gây bệnh:

Cho đến nay người ta chưa khẳng định được tác nhân cơ bản gây nên dịch bênh lở loét ở cá. Một loạt yếu tố vô sinh và hữu sinh đã được xem xét như nguyên nhân của bênh này. Hiên tượng bênh lây lan nhanh và rộng khắp cả khu vực lớn không những ở Việt Nam mà cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương do đó nguyên nhân cơ bản chắc chắn là do tác nhân truyền nhiễm sinh học.

Nấm được coi là nguyên nhân bắt buộc trong các nguyên nhân tổng hợp của hội chứng dịch bênh lở loét. Qua điều tra cho thấy những vết lở loét đều xuất hiên các sợi nấm. Theo Hatai (1977, 1980) đã phân lập được chủng nấm Aphanomyces piscicida trên cá bị bênh lở loét ở Nhật Bản. Chủng nấm A. invaderis (Wlloughby và cộng sự, 1995) cũng phân lập từ vết loét của cá. Chủng nấm Aphanomyces sp được phân lập từ cá bênh lở loét ở châu Á và Úc (Callinan và cộng sự, 1995; Lilley và cộng sự, 1997; Lilley và Roberts, 1997; Lilley và Inglis, 1997) và Lumanlan- Mayo và cộng sự (1997) đã nghiên cứu đặc tính riêng của chủng nấm ở bênh lở loét và chúng được đặt tên là Aphanomyces invadans. Do đó, nấm A. invadans là nguyên nhân bắt buộc gây dịch bênh lở loét, chúng cùng các nguyên nhân tổng hợp khác làm tăng tỷ lê cá bị dịch bênh lở loét.

Virus được xem xét là một nguyên nhân đầu tiên gây bênh lở loét. Đã có trường hợp phân lập được dạng virus Rhabdovirus ở gan cá lóc, cá trê (Wattana vijarn và CTV, 1983-1984) của Thái lan và Binavirus từ cá bống tượng Oxyeleotris marmoratus (Hedrick và CTV, 1986) cá lóc. Đổng thời cảm nhiễm nhân tạo bằng virus phân lập chưa đạt kết quả. Theo Roberts và CTV, 1989 cho rằng Rabdovirus chỉ xuất hiên ở giai đoạn sớm nhất của bênh làm kìm hãm hê thống miễn dịch của cá và làm cho cá dễ nhiễm bênh khác hơn, sau đó virus bị tiêu diêt trước khi xuất hiên các dấu hiêu bênh lở loét.

Vi khuẩn: Phần lớn trên các vết loét của cá bênh phân lập đều có một loại vi khuẩn đơn độc gây bênh và nguyên nhân cuối cùng gây chết ở cá bênh nặng. Viêc phòng trị bênh vi khuẩn thường đạt kết quả tốt nhưng vẫn không tiêu diêt được tác nhân gây bênh đầu tiên. Cũng như các tác giả nước ngoài, ngay từ năm 1983 chúng tôi đã phân lập từ cá lóc, cá tai tượng, cá sặt rằn đã gặp các vi khuẩn: Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp. Những năm gần đây chúng tôi phân lập trên các vết loét thường gặp chủ yếu là vi khuẩn Aeromonas hydrophila như ở cá trắm cỏ, cá trê, cá rô đổng, cá bống cát, cá ba sa, cá he, cá mè vinh. Những cá khoẻ phân lập ít gặp vi khuẩn A. hydrophyla. Do đó A. hydrophyla là tác nhân phổ biến nhất gây bênh xuất huyết lở loét. ở cá khu vực ấn Độ-Thái Bình Dương nói chung và ở Viêt Nam nói chung.

Ký sinh trùng: Một số ký sinh trùng đơn bào (Trichodina, Chidonella, Ichthyopthyrius, Epistylis, Henneguya...) Sán đơn chủ (Gyrodactylus), giáp xác (Lernaea, Argulus, Alitropus....) chúng có thể làm cá bị thương tạo điều kiên cho cá dễ bị nhiễm bênh lở loét.

Các yếu tố môi trường: Nhiêt độ, chất lượng, mức độ dinh duỡng, các sản phẩm trao đổi chất của cá, sự ô nhiễm công nghiêp, thuốc trừ sâu là những nguyên nhân đáng lo ngại tác động mạnh đến môi trường.

Dấu hiệu bệnh lý của bệnh lở loét

Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, bơi nhô đầu lên mặt nước. Da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết mòn dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẫu các cơ quan nôi tạng hầu như không biến đổi 

Sau một thời gian cá bênh nặng kiêt sức và chết, thời gian phát bênh kéo dài hoặc ngắn tuỳ theo loài cá, mùa vụ và chất lượng nước. Dấu hiêu bênh lý được chia ra 5 dạng như sau:

Dạng thứ I: trên cấp tính là rất ít cá đề kháng lại hoặc nhiễm tác nhân thứ hai và cá chết nhanh với số lượng lớn.

 Dạng thứ II: cấp tính là một số cá đề kháng lại được và thường nhiễm tác nhân thứ hai trước khi chết.

Dạng thứ III: mạn tính nặng là đa số cá kháng lại bênh, kết quả có bênh lý tổng quát nhưng thường nhiễm vi khuẩn thứ hai hoặc nhiễm cả nấm.

Dạng thứ IV: mạn tính là cá kháng được bênh có đủ thời gian phục hổi lại được, ít nhiễm tác nhân thứ hai.

Dạng thứ V: Kháng lại bênh cho đến không nhiễm bênh. ít có dấu hiêu nhiễm tác nhân thứ hai, hầu hết cá phục hổi.

Phòng và trị bệnh.

Tác nhân gây bênh lở loét tổng hợp nhiều nguyên nhân do đó việc phòng trị bênh gặp rất khó khăn, bệnh phát triển rộng và ở nhiều loài cá, nên áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp là tốt nhất. Qua kinh nghiệm một số năm dịch bệnh đã xẩy ra, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh như sau:

Dùng vôi nung (CaO) rắc thường xuyên xuống thuỷ vực và các ao, hổ có cá bệnh lở loét, nồng độ 20 ppm (2 kg vôi nung/ 100m3 nước), hai tuần rắc một lần. Vôi có tác dụng khử trùng rất tốt, đồng thời cung cấp nguồn Ca++ cho thuỷ vực và có thể khử chua cho các vùng đất chua phèn.

Dùng Chlorua vôi rắc xuống ao nồng độ 1 ppm (100 g/100 m3 nước) mỗi tuần rắc một lần, xử dụng ở các vùng khó kiếm vôi nung. Chlorua có tác dụng khử trùng nhưng khồn có tác dụng cải tạo ao nư vôi nung.

Dùng muối ăn (NaCl) 2-3% tắm cho cá 5-15 phút để tẩy trùng các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

 Dùng thuốc tím (K2MnO4) 5ppm (5 g/1 m3 nước) tắm thời gian 10-30 phút, tẩy trùng tác nhân ngoại ký sinh.

Có thể dùng một số kháng sinh hoặc các cây thuốc có kháng sinh, cho cá ăn để phòng trị tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Một số kháng sinh: Chloramphenicol, Oxtetracyline, Furazolidon...trộn với thức ăn tinh liều lượng 50-100 mg/ 1 kg cá/ 1 ngày đầu. Từ ngày thứ 2 đến thứ 7 cho cá ăn bằng 1/2 liều ngày đầu. Hoặc cho cá ăn thuốc phối chế KN-04-12 liều lượng 2-4 g/ 1 kg cá/ 1 ngày. Cho cá ăn 3 ngày liên tục để phòng bệnh và cho ăn 6-10 ngày liên tục để chữa bệnh lở loét.

Các nguồn nước cấp cho ao phải khử trùng và nước ao thải ra ngoài đều phải khử trùng và nước ao thải ra ngoài đều phải khử trùng tốt, để hạn chế lây lan bệnh.

Các con giống khi vận chuyển và thả vào ao phải kiểm tra bệnh và tẩy trùng cho cá trước khi thả vào ao. Cá bị bệnh không cho vận chuyển đến vùng chưa bị bệnh, ngăn chặn không cho dịch bệnh lở loét phát tán.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645