Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng trong lồng

Cá điêu hồng, còn gọi là cá diêu hồng hoặc cá rô phi đỏ, có xuất xứ từ Đài Loan.Từ năm 1997, đã bắt đầu nuôi thương phẩm cá điêu hồng và hiện nay nhiều địa phương đã nuôi thâm canh trong ao, trong lồng hoặc nuôi quảng canh đối tượng có giá trị kinh tế này.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Toàn thân phủ vẩy màu đỏ hồng hoặc màu vàng đậm, màu vàng nhạt. Cũng có những cá thể trên thân có màu hồng xen lẫn những đám vẩy màu đen.
TẬP TÍNH SỐNG
Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, nước lợ và cả ở vùng nước có độ mặn từ 5 - 12‰, nhiệt độ thích hợp từ 25 – 35oC. Cá có thể sống trong mọi tầng nước, chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hoà tan thấp và pH từ 5 – 11, thích hợp nhất là 6,5 – 7,5. Tuy nhiên, cá kém chịu đựng với nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ nước dưới 18oC, cá ăn kém dần, chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Khi nhiệt độ nước 11 - 12oC và kéo dài nhiều ngày, cá sẽ chết vì rét.
THỨC ĂN
Cá điêu hồng là loài ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, chúng cũng ăn ấu trùng các loại côn trùng, động vật thủy sinh, các phế phụ phẩm khác và thức ăn công nghiệp dạng viên. Do ăn tạp nên việc nuôi thâm canh cá điêu hồng đạt năng suất cao khá thuận lợi vì có thể tận dụng phế phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản hoặc lò giêt mổ gia súc để chế biến thành thức ăn nuôi cá. Tuy nhiên, do nuôi mật độ cao trong lồng nên cần cho cá ăn thức ăn dạng viên nổi để dễ dàng theo dõi cá ăn, kiểm soát lượng thức ăn thừa, hạn chế
thất thoát thức ăn và quản lý chất lượng môi trường nuôi.
SINH TRƯỞNG
Cá lớn nhanh, tốc độ lớn phụ thuộc vào môi trường nước, thức ăn, mật độ nuôi, chăm sóc. Khi nuôi trong lồng cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, cá sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ
hao hụt thấp, đạt cỡ thương phẩm (400 - 500 g trở lên) chỉ sau 5 - 6 tháng nuôi.
6. SINH SẢN

Cá đẻ nhiều lần trong năm. Ở các tỉnh miền Bắc, cá ngừng đẻ khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Đặc điểm sinh sản của cá giống như các loài cá rô phi khác. Khi cá cái đẻ, cá đực tết sẹ thụ tnh cho trứng và cá cái ngậm ấp trứng trong miệng. Ở nhiệt độ 30oC, trứng cá nở sau 4 – 6
ngày ấp. Thời gian ngậm cá con có thể từ 3 – 4 ngày, sau đó cá con chui ra khỏi miệng cá mẹ. Khi hết cá con trong miệng, cá mẹ mới đi kiếm ăn và tham gia vào đợt đẻ mới.
Bảng 1: Đặc điểm phân biệt cá rô phi đực – cái dựa trên hình thái ngoài và lỗ huyệt

Ðặc điểm

Cá đực

Cá cái

Ðầu

To và nhô cao

Nhỏ, hàm dưới trễ do
ngậm trứng và con

Màu sắc

Vây lưng và vây
đuôi sặc sỡ có màu
hồng hặc hơi đỏ.

Màu nhạt hơn

 

Huyệt

Có 2 lỗ: lỗ niệu sinh
dục và lỗ hậu môn.

Có 3 lỗ: lỗ niệu, lỗ
sinh dục và lỗ hậu
môn

Hình dạng

Ðầu thoát lỗ niệu
sinh dục dạng lồi,
hình nón dài và
nhọn

Dạng tròn, hơi lồi và
không nhọn như ở
cá đực


NGUYÊN TẮC CHUNG NUÔI CÁ ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Địa điểm và công trình nuôi: Địa điểm nuôi phải nằm trong vùng được quy hoạch cho nuôi thủy sản của địa phương hoặc được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Nơi đặt lồng, bè phải thoáng, không bị ô nhiễm, có chất lượng nước phù hợp và có độ sâu ít nhất 3 mét, có dòng chảy thẳng và liên tục, xa nơi tập trung đông dân và nhiều tàu thuyền qua lại, xa bến cảng, nơi sóng gió lớn, có nhiều rong và cây cỏ thủy sinh.

- Thức ăn: Đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn nuôi, không bị nhiễm mốc, không trộn hoá chất, kháng sinh bị cấm. Khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp nhưng phải được phép lưu hành tại Việt Nam, còn hạn sử dụng và có nhãn bao bì rõ ràng, được bảo quản tốt để không bị ẩm mốc. Đảm bảo cho cá ăn theo 4 định: định lượng, định thời gian, định địa điểm và định số lần cho ăn.
- Chất lượng nước nuôi: Phải đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm, kiểm soát được các nguồn lây nhiễm. Các khu vệ sinh, công trình phụ đặt xa lồng nuôi và phải xử lý tốt để tránh gây nhiễm bẩn lồng nuôi.
- Chăm sóc cá nuôi: Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và sức khoẻ cá nuôi. Tiến hành các biện pháp phòng bệnh cho cá. Khi xuất hiện bệnh phải tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn để xử lý kịp thời. Sử dụng hoá chất, kháng sinh phòng trị bệnh theo đúng quy định. Các dụng cụ, thiết bị phục vụ việc nuôi cá phải được làm bằng vật liệu không độc hại, dễ làm vệ sinh khử trùng sạch sẽ và phải bảo quản tốt sau khi dùng.

 

KỸ THUẬT NUÔI CÁ ĐIÊU HỒNG TRONG LỒNG
1. THIẾT KẾ KHUNG, LỒNG LƯỚII NUÔI CÁ
1.1 Vật liệu làm khung lồng
Vật liệu để làm khung lồng là gỗ, tre, hóp, luồng già có đường kính 12-15 cm, hoặc ống kẽm, ống sắt mạ đường kính 27 – 32 mm. Phao làm bằng thùng phuy 200 lít. Dùng mỏ neo và dây
neo cố định cụm lồng bè để không bị nước lũ cuốn trôi và dông bão phá huỷ.
1.2 Thiết kế khung lồng
- Khung lồng có kích thước 7,8 x 6 m. Mỗi khung có 2 khoang trống, mỗi khoang 6,6 x 2,2 m, để treo được 3 lồng nuôi kích thước 2 x 2 x 2 m .
- Khung lồng có 2 mặt, trên và dưới, mỗi mặt làm bằng 10 cây tre (mỗi khung lồng cần 20 cây tre). Cố định các góc nối của khung lồng bằng dây thép đường kính 8 mm.
- Phao: Thùng phuy làm phao có đường kính 0,5 m và chiều dài 1,2 m. Các phao được cột chặt vào khung lồng bằng 4 cây tre, 2 cây ở mặt trên khung và 2 cây ở mặt dưới khung, được cố định bằng các dây thép đường kính 8 mm. Do thùng phuy hình trụ nên dùng dây thép đường
kính 2 mm cột chặt với khung tre. Mặt dưới khung lồng chìm dưới nước, mặt trên khung lồng lát cây tre hoặc ván gỗ để làm đường đi lại.
1.3 Thiết kế lồng lưới
Lồng nuôi làm bằng lưới sợi nylon mắt lưới A10, sợi 210/9, có kích thước 2 x 2 x 2 m
2. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT LỒNG NUÔI CÁ
Địa điểm đặt lồng nuôi cá là khu vực sông, hồ thông thoáng có độ sâu ít nhất 3 - 4 m nước (tnh ở thời điểm mực nước xuống thấp nhất), có nước sạch, lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,3 m/giây, không bị bóng cây che nắng, không bị nhiễm phèn hoặc ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Không đặt lồng ở những nơi cuối eo ngách trong hồ. Môi trường nước nuôi phải đảm bảo các chỉ têu: pH 7,5 – 8,0; ôxy hoà tan > 5 mg/lít; ammoniac < 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít. Số lượng lồng nuôi đặt trên đoạn sông phải đảm bảo để dòng chảy lưu thông qua tất cả các lồng. Mỗi cụm lồng không quá 50 lồng, các cụm lồng đặt cách nhau 10 – 15 m. Nên đặt lồng ở nơi nước sông chảy nhẹ, nước ngập trong lồng từ 3/4 - 4/5 chiều cao của lồng, tránh nơi nước xoáy, nơi có nhiều tàu thuyền qua lại. Đáy lồng cách đáy sông ít nhất 0,5 mét. Nếu nuôi trong hồ, tổng diện tch lồng nuôi chiếm không quá 5% diện tch mặt hồ. Địa điểm đặt lồng nuôi cá phải không ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ, đến dòng chảy và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Nên chọn những vị trí giao thông thuận lợi, có nguồn điện lưới và trật tự an ninh đảm bảo.
3. THẢ CÁ GIỐNG
Thả cá giống cỡ tối thiểu 25 – 30 g/con, mật độ thả tối đa 100 con/m3 (lồng ngập nước).
Mùa vụ thả giống bắt đầu từ tháng 3 khi nhiệt độ nước trên 20oC, chậm nhất là tháng 4 - 5 (ở các tỉnh phía bắc). Ở những vùng hay bị ngập lụt, nên thả cá sau khi hết mùa mưa và thu hoạch trước mùa mưa năm sau.
4. CHO CÁ ĂN VÀ CHĂM SÓC
- Thức ăn: Dùng thức ăn công nghiệp (hay tự chế) có hàm lượng đạm thô từ 20 - 26%. Chế độ cho ăn như trong bảng 2.
Bảng 2: Chế độ cho cá ăn khi nuôi bằng thức ăn viên nổi

Cỡ cá
(g/con)

Hàm lượng
đạm thô của
thức ăn (%)

Lượng thức ăn/
trọng lượng cá/
ngày (%)

Số lần
cho ăn/
ngày

20 – 50

26

7

3

50 – 200

26

5

3

200 – 300

20

3

3

> 300

20

1,5 – 2,0

2

Khi cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, phải có màng chắn lồng làm bằng lưới có cỡ mắt lưới nhỏ hơn viên thức ăn để ngăn thức ăn không trôi ra ngoài lồng.
- Thành phần thức ăn tự chế để nuôi cá trong lồng gồm: cám gạo 60%, bột đậu tương 10%, bột cá 10%, rau xanh 15%, khoáng, vitamin 5% ; Hoặc: cám gạo 40%, khô dầu lạc 40%, bột cá 20%. Hỗn hợp thức ăn tự chế trộn theo công thức trên đã nấu chín, đùn viên hoặc để nguội nắm thành bánh cho cá ăn.
- Khi cho cá ăn bằng thức ăn tự chế hoặc thức ăn dạng viên chìm, phải dùng lưới cước có mắt lưới dày để làm mặt đáy lồng nhằm ngăn thức ăn không lọt qua đáy lồng rơi xuống đáy sông, hồ. Đưa thức ăn xuống lồng thành nhiều đợt để tất cả cá nuôi trong lồng đều được ăn. Cho cá ăn từ từ, ít một để cá ăn hết thức ăn, không để cá tranh ăn làm tan thức ăn hoặc rơi ra ngoài lồng, gây thất thoát thức ăn và ô nhiễm nước. Quan sát sự bắt mồi và mức độ ăn của cá để
điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Vớt thức ăn cũ còn thừa trong lồng trước khi cho thức ăn mới.
• Chăm sóc:
- Hàng ngày quan sát hoạt động của cá, chú ý các hiện tượng bất thường của cá trong lồng.
- Mỗi tuần làm vệ sinh lồng một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên trong và ngoài lồng lưới. Mỗi lồng nên thường xuyên treo 1 - 2 túi vôi ngập trong nước, mỗi túi chứa 2 - 3 kg vôi.
- Cần kiểm tra lồng khi làm vệ sinh, phát hiện các mắt lưới gần rách để vá lại ngay nhằm hạn chế cá thoát ra khỏi lồng.
- Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra các dây neo lồng, di chuyển lồng vào nơi an toàn khi có bão, lũ và nước chảy siết.
- Trước khi thả cá và sau mỗi đợt thu hoạch, đưa lồng lên cạn, dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, sau đó phơi khô 1-2 ngày.
5. THU HOẠCH
Sau 4 - 5 tháng nuôi, tến hành thu tỉa cá đạt cỡ thương phẩm (500 g/con) và tếp tục nuôi các cá nhỏ hơn còn lại để đến cuối vụ thu hoạch toàn bộ. Cũng có thể nuôi 5 – 6 tháng để tất cả cá trong lồng đạt cỡ thương phẩm, khi đó tến hành thu hoạch toàn bộ. Sản phẩm sau thu hoạch có thể được têu thụ ngay tại địa phương hoặc vận chuyển đi bán ở các vùng lân cận. Nếu thu hoạch được sản lượng lớn cá đủ têu chuẩn xuất khẩu, có thể bán cho các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng.


MỘT SỐ BỆNH THưỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
1. BỆNH DO VI KHUẨN
1.1. Bệnh xuất huyết
- Tác nhân gây bệnh: Cầu khuẩn Streptococcus sp, Gram dương.
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá yếu, bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá lách mềm nhũn. Cá bị bệnh nặng
Cá bị bệnh xuất huyết bụng trương to, hậu môn đỏ sẽ bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi, bụng trương to.
- Phân bố và lây lan bệnh: Bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi nước ngọt. Khi nuôi cá rô phi năng suất cao trong hệ tuần hoàn khép kín, cá dễ phát bệnh.
- Phòng trị bệnh: Bón vôi liều lượng 1 - 2 kg/100 m3 nước, từ 2 - 4 lần/tháng, tùy theo pH môi trường. Dùng Erythromyxin trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, liều dùng 2-5 g thuốc/100 kg cá/ngày đầu. Có thể phun nồng độ 1-2 ppm, sau đó ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100 kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Dùng thuốc KN- 04-12 cho ăn 4 g/1 kg cá/ngày và 3 - 6 ngày liên tục. Dùng vitamin C phòng bệnh, liều dùng 20 – 30 mg/ kg cá/ngày, liên tục 7-10 ngày.
1.2. Bệnh viêm ruột
- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Gram âm.
- Dấu hiệu bệnh lý: Tương tự bệnh xuất huyết do cầu khuẩn, biểu hiện điển hình là ruột trương to, chứa đầy hơi.
- Phân bố và lây lan bệnh: Bệnh thường gặp ở cá nuôi thương phẩm khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là cho ăn bằng thức ăn không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.
- Phòng trị bệnh: Dùng Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin cho cá ăn, liều dùng 10 - 12 g/100 kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2-7 liều bằng ½ ngày đầu. Dùng thuốc KN-04-12.
2. BỆNH KÝ SINH TRÙNG
2.1. Bệnh trùng bánh xe
- Tác nhân gây bệnh: Một số loài trong họ Trùng bánh xe Trichodinidae.
- Dấu hiệu bệnh lý: Trên thân và vây cá mới mắc bệnh có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, nhìn ở dưới nước rõ hơn khi bắt cá lên cạn, da cá chuyển màu xám. Cá ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước và một số con tách đàn bơi xung quanh. Khi cá bị bệnh nặng, trùng bám dày đặc ở vây, mang làm mang cá đầy nhớt và bạc trắng, cá bị ngạt thở, bơi lội mất phương hướng
và cuối cùng lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy và chết.
- Phân bố và lây lan bệnh: Bệnh thường phát vào mùa xuân thu, khi nhiệt độ nước 25-30 độ C.
- Phòng trị bệnh: Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút. Dùng CuSO 4 nồng độ 3-5 ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7 g cho 1 m3 nước). Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20-25 ppm (20-25 ml/m3) phun xuống ao.
2.2. Bệnh trùng quả dưa
- Tác nhân gây bệnh: Trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis.
- Dấu hiệu bệnh lý: Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng, còn gọi là vẩy nhót), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh thường nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ. Lúc đầu, cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa. Trùng bám nhiều ở mang làm cá ngạt thở. Khi quá yếu, cá ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.
- Phân bố và lây lan bệnh: Bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi nước ngọt, thường phát vào mùa xuân, mùa đông.
- Phòng trị bệnh: Dùng formalin nồng độ 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20-25 ppm (20-25 ml/m3) phun xuống ao 2 lần/tuần.
2.3. Bệnh sán lá đơn chủ
- Tác nhân gây bệnh: Sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tlapiae, C. sclerosus, Gyrodactylus nilotcus. Đĩa bám của sán lá đơn chủ ký sinh ở mang cá rô phi
- Dấu hiệu bệnh lý: Sán ký sinh trên da và mang cá làm cho da và mang cá tết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp. Da và mang có sán ký sinh bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.
- Phân bố và lây lan bệnh: Bệnh phát vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
- Phòng trị bệnh: Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút. Dùng KMnO4 nồng độ 20 ppm (20g/m3) tắm cho cá 15 -30 phút. Dùng formalin nồng độ 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20 - 25 ppm (20 - 25 ml/m3) phun xuống ao.
Móc bám của sán lá đơn chủ ký sinh ở da cá rô phi
2.4. Bệnh rận cá
- Tác nhân gây bệnh: Rận cá Caligus sp.
- Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy bệnh này thường đi cùng với bệnh đốm trắng, đốm đỏ, lở loét làm cá chết hàng loạt. Cá bệnh thường ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.
- Phân bố và lây lan bệnh: Rận cá ký sinh ở nhiều loài cá nuôi. Với cá rô phi nuôi mật độ dày, rận cá ký sinh làm cá chết hàng loạt. Rận cá (A- con đực; B- con cái)
- Phòng trị bệnh: Dùng KMnO4 nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3) hoặc chlorin nồng độ 1ppm (1g/m3) phun xuống ao. Dùng formalin nồng độ 20- 25 ppm (20-25 ml/m3) phun xuống ao.
2.5. Bệnh nấm thủy mi
- Tác nhân gây bệnh: Là một số loài của 2 giống Saprolegnia và Achlya. Khi bị lạnh, cá rô phi thường chúi xuống bùn để trú ẩn và thường bị nấm tấn công. Cá vừa bị rét lại bị nấm nên rất dễ chết.
- Dấu hiệu bệnh lý: Đầu tên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển thành từng búi nấm trắng như bông, một đầu bám vào da cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Cá bệnh bơi hỗn loạn do bị Giống Achlya và giống Saprolegnia ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước làm tróc vẩy trầy da, tạo cơ hội cho vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn.
- Phân bố và lây lan bệnh: Thường gặp ở các đàn cá bị thương tổn trên da do đánh bắt, vận chuyển hoặc do ký sinh trùng. Bệnh phát triển ở nhiệt độ nước thích hợp từ 18-250C, khi nuôi cá mật độ dày, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Phòng trị bệnh: Tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, phơi nắng đáy ao, dùng vôi bột để sát trùng, diệt tạp và cải thiện pH. Nuôi cá với mật độ thích hợp, tránh những tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho bào tử nấm xâm nhập gây bệnh.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 36 45 - 024 6686 7068