Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Kỹ thuật nuôi cá tầm trong bể xi măng

Thịt cá tầm thơm ngon và rất được người ăn ưa chuộng nên được sử dụng trong các nhà hàng sang trọng . Cá tầm được nuôi nhiều trong bể xi măng ở các vùng nước lạnh , mang lại hiệu quả cao về kinh tế , để tối ưu hóa về năng suất , người nuôi cần chú ý đên kỹ thuật nuôi như con giống , môi trường , phòng bệnh.... để có hiệu quả kinh tế cao nhất

Nguồn gốc

Cá Tầm được biết là loại cá có xuất xứ từ xứ lạnh với giá trị hàm lượng dinh dưỡng cực kì cao.  Loại cá này được đưa vào nuôi thử nghiệm ở nước ta từ năm 2005 và chủ yếu tập trung ở các vùng đồi núi cao có nhiệt độ nước thấp, phù hợp với đặc điểm của cá Tầm. Hiện tại ở nước ta đang nuôi 2 loài cá phổ biến đó là cá tầm Seberi và  Trung Quốc.

Môi trường sống

Cá Tầm thuộc loài sống và kiếm thức ăn ở tầng đáy do bản tính ưa lạnh, ngoài ra phải là nguồn nước sạch tự nhiên, có lượng oxi hòa tan cao thì chúng mới phát triển được đến giới hạn.

Nhiệt độ ưa chuộng là 18- 27 độ C, chủ yếu ăn các loài nhỏ hơn mình như: tôm, tép, trùng hương…

Điều kiện để nuôi cá tầm đạt hiệu quả

Nên chọn những nơi có độ cao 600 m ở các khu vực miền núi – địa điểm có nguồn nước tự nhiên trong, sạch chảy quanh năm như suối, hồ chứa nhân tạo, sông, hồ tự nhiên hoặc nước nguồn từ các mạch ngầm là nơi lý tưởng để nuôi cá Tầm.

Đặc điểm của cá tầm

Cá Tầm có kích thước dài khoảng 2,5 – 3,5m. Nhưng đây chỉ là kích cỡ trung bình của cá, có nhiều loài còn có kích thước lớn hơn nhiều.

Về đặc điểm ngoại hình: cá có chiếc mõm hình nêm cong vút nhằm lùng sục lớp đáy bùn mềm để tìm nguồn thức ăn. Cá thuộc loại cá không xương: bộ xương chỉ là những sụn. Thân cá hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn), da dầy, nhám không vảy, màu sắc thay đổi tùy loài, tuổi và tùy vùng sinh thái. Ðuôi cá dạng chia chẻ đôi. Miệng cá nhỏ nằm ngang, không răng; mũi dài nhọn có 4 râu hình trụ cứng, dùng quậy để kiếm mồi.

Về màu sắc thông thường của chúng là trắng xám hoặc đen xám đặc biệt không có vảy mà thay vào đó là lớp da trơn nhẵn nhưng dày và phủ một lớp nhớt.

Kỹ thuật nuôi cá tầm hiệu quả cao

Thiết kế và xây dựng bể nuôi

Để nuôi cá, cần xây dựng bể ở nơi khô ráo với nền đất thật chắc chắn và không sụp lún. Cần tránh xa những nơi có khu vực cống rãnh nhiều. Điều này sẽ rất tốt cho việc thoát nước khi tiến hành thanh nước, tránh làm cho cá bị bệnh.

Bể cần được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật, hoặc hình tròn để tiện cho việc chăm sóc và tạo không gian tốt cho hoạt động sinh sống của cá.

Chúng ta cũng có thể nuôi cá tầm trong ao đất hoặc ao có bờ xây xi măng hoặc bê tông. Trường hợp nuôi trong ao đất, bờ ao cần được đắp chắc chắn, không rò rỉ, mặt bờ ao rộng ít nhất 1,5-2 m để thuận tiện cho việc thu hoạch. Đáy ao được nén chặt.

Chuẩn bị bể để nuôi

Khi chuẩn bị cho cá vào bể cần chuẩn bị kĩ và kiểm tra các phần của bể. Bể nuôi không rò rỉ, hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan luôn > 5 mg/l.

Bể nuôi mới được xử lý sạch xi măng, bể nuôi cũ cần được dọn vệ sinh sạch sẽ sử dụng chlorine, iodine hoặc thuốc tím để sát trùng trước khi nuôi vụ mới.

Khi làm bể cần lưu ý làm khung giàn phía trên bể và dùng lưới che nắng để tạo độ mát cho khu vực nuôi và giữ cho nhiệt độ của nước luôn ở 1 một nhiệt độ ổn định, tránh để cá tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá nhiều. 

Vì cá Tầm là loại cá xuất phát từ xứ lạnh nên ảnh hưởng của nhiệt độ là khá lớn. Do đó, phải luôn đặt các nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của bể để tránh làm cá bị sốc nhiệt. 

Khác với loài cá khác, bể nuôi cá tầm có thể được xây hoàn toàn bằng xi măng hoặc bê tông. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý độ sâu của bể phải ít nhất từ 2 đến 2,5m để tránh việc cá bị thiếu Oxy.

Chọn cá giống

Đối với nuôi cá Tầm thì việc lựa chọn con giống là yếu tố quyết định thành bại của cả mùa vụ nuôi đó. Có 2 loại cá giống trên thị trường hiện nay: cá Tầm nhập khẩu từ nước ngoài và cá Tầm được phối giống và sinh sản trong nước.

Khi lựa chọn cá giống được nhập khẩu từ nước ngoài thì chi phí khá cao nhưng đảm bảo con giống được nhập vào với nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời con giống sẽ đảm bảo chất lượng và sinh trưởng tốt hơn so với con giống trong nước do đảm bảo được việc giao phối không cận huyết.

Lựa chọn cá tầm giống phù hợp với các tiêu chí nuôi

Tuy nhiên người nuôi thường lựa chọn cá tầm giống được phối giống và sinh sản trong nước. Với phương án lựa chọn con giống này, bà con nuôi cần phải lưu ý những điều sau:

Đối với cá Tầm bố mẹ: 

Cần tránh lựa chọn phải cá có xuất xứ từ Trung Quốc bởi vì:

Cá Tầm nhập lậu từ Trung Quốc thường được sử dụng chất tăng trưởng để rút ngắn quá trình phát triển của cá cũng như thu được nguồn lợi lớn. Và trong thuốc tăng trưởng thường có những chất cấm như clenbuterol, salbutamol và ractopamin…

Cá tầm Trung Quốc tràn ngập thị trường trong nước làm cho người nuôi điêu đứng. Làm cho các nhà sản xuất trong nước không bán được hàng vì giá thành của cá tầm Trung Quốc được mua vào rất rẻ.

Cá Tầm Trung Quốc có thể đem theo bệnh dịch, mất an toàn vệ sinh thực phẩm vì không được kiểm dịch hoặc cố ý làm vật trung gian truyền bệnh.

Đối với cá Tầm con được phối giống:

Chọn cá giống có kích cỡ 50-100 g/con, chiều dài thân khoảng 15 -20cm, đồng đều, khoẻ mạnh và không dị hình.

Khi thả vào chậu nước, chúng bơi tản đều trong chậu, không tập trung vào một chỗ là cá khoẻ.

Quy cách thả cá giống vào bể

Thời điểm thả giống thích hợp là tháng 3 hàng năm (đối với các tỉnh miền Bắc) khi nhiệt độ nước ổn định trong khoảng 18-26oC.

Mật độ thả nuôi bể: 2-3 kg/m

Nuôi ao: 1,5-3 kg/m3

Trong quá trình nuôi, khi cá lớn cần san thưa để tránh làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá.

Ở cả 2 lọai hình, mật độ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ và lượng ôxy hòa tan tự nhiên trong nước, có thể đạt 30kg/m3

Lựa chọn thức ăn và cho ăn

Với loại cá này, bạn có thể cho chúng ăn các loại sinh vật phù du, giáp xác nhỏ,… Ngoài ra, nếu nuôi theo hình thức thương phẩm, bạn có thể cho cá sử dụng các loại thức ăn theo dạng viên, được chế biến từ các nhà máy thức ăn chăn nuôi.

 

Thành phần và tỉ lệ cho cá tầm ăn

Khi cho cá ăn, tùy thuộc vào nhiệt độ, bạn sẽ có được một chế độ phù hợp.Vào thời điểm trời lạnh, bạn nên cho cá ăn khoảng 1 đến 2 lần mỗi ngày. Còn khi trời nắng nóng, bạn có thể tăng lên khoảng 3 đến 4 lần 1 ngày.

Nhiệt độ cho cá ăn

Quản lý môi trường nuôi

Với đặc điểm sống ở dưới đáy hồ, tuy nhiên cá Tầm lại yêu cầu môi trường nước phải luôn sạch và có lượng oxy ổn định. Vì vậy ở bất kỳ hình thức nuôi nào thì người nuôi cần luôn luôn theo dõi, kiểm tra môi trường nước đều đặn hàng ngày để đảm bảo cho cá sinh trưởng tốt.

Chất lượng nước:

– Đo oxy, nhiệt độ hai lần/ngày lúc 8h sáng và 16h chiều. Khi hàm lượng oxy <4mg/l, cần sục khí.

– Đo pH, NH3 hàng ngày đảm bảo các chỉ tiêu nằm trong khoảng cho phép sinh trưởng với cá.

Ghi chép nhật ký hàng ngày: yếu tố môi trường, thức ăn, và các biện pháp kỹ thuật tiến hành.

Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 20 ngày/lần để điều chỉnh khẩu phần ăn cho giai đoạn tiếp theo.

Kiểm tra các loại bệnh của cá

Bệnh của cá tầm thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển hoặc chăn nuôi thiếu hợp lý. Có thể kể đến như: Bệnh nấm thủy mi, viêm đường ruột, rận cá,….

Vì vậy, trong quá trình vận chuyển, chăn nuôi, bạn tránh để cá bị trầy xước, đồng thời đảm bảo nguồn nước nuôi cá luôn đảm bảo.

Thu hoạch cá

Sau quá trình nuôi cá vất vả, bà con sẽ tiến hành thu hoạch cá. Thời gian nuôi từ 14 – 16 tháng, cỡ cá giống 20 con/kg cá đạt trọng lượng 1,6 – 2 kg/con thì tiến hành thu hoạch. Có thể tiến hành thu tỉa cá lớn, tiếp tục nuôi cá nhỏ hoặc thu hoạch toàn bộ ao nuôi.

Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, cần ngừng cho cá ăn.

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 36 45 - 024 6686 7068