1. Quy định chung về kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi lợn
1.1. Vị trí
Xây chuồng chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi phải đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Nên chọn địa điểm nơi cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.
Chuồng nuôi lợn phải ngăn cách với bên ngoài, kiểm soát được người và động vật ra vào. Không nên xây chuồng lợn chung với chuồng nuôi gia súc, gia cầm khác để tránh lây nhiễm bệnh.
Nếu chuồng lợn ở gần nhà, nên ở cuối hướng gió, phải đảm bảo vệ sinh nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ của người và môi trường xung quanh.
1.2. Nền chuồng
Cao hơn mặt đất khoảng 30 – 45 cm để tránh ẩm ướt, ngập úng.
Đầm nén kỹ. Lát bằng gạch già phẳng mặt hoặc láng xi măng cát tạo độ nhám để tránh trơn trượt cho lợn.
Đảm bảo phẳng, không đọng nước.
Nền phải có độ dốc 2 – 3% về hướng thoát nước thải.
Nếu nuôi trên sàn (nhựa hoặc bê tông), sàn đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh.
2. Kiểu chuồng nuôi lợn
2.1. Chuồng nuôi lợn công nghiệp
Ưu điểm: Giảm công lao động, tăng năng suất lao động; hạn chế bệnh tật; quản lý tốt đàn lợn; tiết kiệm diện tích.
Nhược điểm: Chi phí xây dựng cao, có thể làm chậm sự sinh trưởng, phát dục và tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ thụ thai ở nái hậu bị thấp hơn, ảnh hưởng đến quyền vật nuôi.
2.1.1. Chuồng nuôi lợn nái
Thuận tiện cho lợn nái và lợn con, duy trì vệ sinh tốt, lợn con bú dễ dàng; khu vực cho lợn con nằm tối thiểu là 1 m2; khu vực lợn nái nằm phải mát (18 – 22 độ C);
Cũi lợn nái dài ít nhất 2 m, rộng 60 – 70 cm, cao 1 – 1,2 m; 1 ô nái đẻ rộng 1,6 – 2,0 m, dài 2,2 – 2,4 m; có núm uống riêng cho lợn nái và lợn con.
Cũi lợn nái đẻ: Sử dụng sắt tròn, ống nước Ø34 để uốn khung. Có thể dùng gỗ để đóng cũi lợn nái đẻ.
Nền bê tông hoặc sàn bê tông đục lỗ; sàn sắt, gang hoặc bằng nhựa với các khe hở rộng khoảng 0,8 – 1 cm.
Thành chuồng (tấm ngăn): Thành chuồng phải đảm bảo chiều cao 0,5 – 0,6 m. Có thể làm bằng sắt với các chấn song có khoảng cách 5 cm hoặc có thể làm bằng một số vật liệu khác như tấm nhựa hoặc gỗ.
2.1.2. Chuồng nái chờ phối
Kích thước ô nái chửa và chờ phối: Rộng 0,65 – 0,70 m; Cao 1 – 1,1 m; Dài 2,2 – 2,4 m.
Nền chuồng phải đảm bảo vững chắc, tránh trơn trượt
Máng ăn: Máng ăn riêng biệt cho từng ô hoặc sử dụng máng dài chung cho cả dãy chuồng.
Nước uống: Vòi uống tự động ở từng ô hoặc bơm nước cho tất cả uống chung ở máng dài
Vật liệu làm chuồng:
Khung cũi: Dùng sắt đặc Ø16 hoặc ống nước Ø21 hoặc Ø34
Nền chuồng: Nền chuồng cho lợn nái chửa và chờ phối có thể làm nền đổ bê tông hoặc lát gạch với độ dốc đảm bảo từ 2 – 3%.
Với những trang trại có điều kiện đầu tư thì có thể làm nền với toàn bộ hoặc 1/3 phía sau là tấm đan bê tông có khe rộng 2 – 2,5 cm, làm theo cách này thì chuồng trại sẽ khô ráo, sạch sẽ hơn và giảm công dọn dẹp.
2.1.3. Chuồng lợn đực
Lợn đực có đặc điểm thần kinh luôn hưng phấn do đó chuồng nhốt lợn đực phải đảm bảo chắc chắn.
Chất lượng tinh dịch của lợn đực bị ảnh hưởng khá lớn khi nhiệt độ môi trường cao, vì vậy chuồng nhốt lợn đực phải đảm bảo thoáng mát. Nhiệt độ thích hợp cho lợn đực là từ 16 – 20 độ C.
Chuồng lợn đực được bố trí sát ngay với khu vực nhốt lợn nái hậu bị và nái chờ phối.
Diện tích chuồng:
– Nếu chuồng chỉ sử dụng để nhốt đực thì kích thước thường là 2 x 2 m.
– Nếu sử dụng chuồng lợn đực làm nơi phối giống hoặc khai thác tinh thì kích thước cần thiết tối thiểu là 10 m2 với kích thước chiều ngắn nhất không được dưới 2,5 m
Vách ngăn: Chiều cao vách ngăn cho chuồng lợn đực từ 1,3 – 1,5 m với chấn song bố trí theo chiều dọc và được hàn chắc chắn.
Nền chuồng: Có thể là nền bê tông đặc hoặc nền bằng tấm đan bê tông có lỗ, mặt nền phải chắn chắn, tránh trơn trượt vì sẽ ảnh hưởng đến chân, móng của lợn đực. Với sàn bê tông đặc, độ dốc cần thiết là từ 2 – 3%.
Vòi uống nước tự động được bố trí cách mặt sàn từ 80 – 90 cm.
2.1.4. Chuồng lợn con sau cai sữa
Được sử dụng cho lợn con từ sau cai sữa đến khi 60 – 70 ngày tuổi.
Lợn con sau cai sữa cần được sống trong điều kiện khô ráo, sạch sẽ, có điều kiện nhiệt độ cũng như tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp.
Nhiệt độ chuồng nuôi phải đảm bảo 28 – 20 độ C.
Sàn chuồng lợn sau cai sữ a có thể dùng tấm nhựa, sắt, tấm đan bê tông hoặc gỗ.
Chiều dài máng ăn 20 cm/con. Máng có thể làm bằng tôn hoặc nhựa PVC.
Diện tích chuồng 0,35 m2/con với loại chuồng có sàn lỗ hoặc 0,5 m2/con đối với loại chuồng nền.
Chiều cao thành chuồng từ 0,6 – 0,7 m.
Vòi uống nước từ động được bố trí ở cuối chuồng, cách xa máng ăn và có chiều cao cách sàn khoảng 25 cm.
Kích thước mỗi ô chuồng phụ thuộc vào quy mô trang trại, số con nhốt/ô và trọng lượng xuất chuồng. Nên bố trí chuồng hình chữ nhật với tỷ lệ dài/rộng là 2/1 hoặc 3/1.
Nền chuồng có thể là nền bê tông đặc với độ dốc 3 – 5%, sàn bê tông có lỗ hoặc kết hợp cả 2 dạng trên.
Trong chuồng nên chia làm 2 khu vực: Khu vực để ăn ngủ và khu vực vệ sinh. Nên thiết lập bậc xuống từ 3 – 5 cm giữa khu vực ngủ và khu vực vệ sinh. Tạo cho lợn có thói quen đi vệ sinh đúng chỗ.
Máng ăn cho lợn được đặt trong vùng ngủ còn vòi uống nước được đặt ở khu vực vệ sinh. Vách ngăn có chiều cao 80 cm, có thể xây bằng gạch hoặc dùng các tấm ngăn với các chấn song sắt.
2.2. Kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên
Sơ đồ bố trí mặt bằng chuồng nuôi lợn nái nuôi con
Ghi chú:
1. Cửa vào cho lợn mẹ
2. Máng ăn cho lợn mẹ
3. Chỗ để máng ăn cho lợn con
4. Lối ra vào ô úm cho lợn con
5. Lối ra sân chơi cho lợn mẹ và lợn con
6. Lối thoát phân và nước thải từ chuồng lợn con
7. Máng uống nước cho lợn con
8. Máng uống nước cho lợn mẹ
9. Lối thoát phân và nước thải ra nơi thu gom
10. Rãnh thoát nước phân và hố thu
11. Hố thu gom nước phân có nắp
3. Máng ăn, máng uống cho lợn
Máng ăn, máng uống có thể làm bằng inox, tôn, xi măng đúc rời, hoặc xây cố định vào tường và nền.
Những gia đình có điều kiện nên lắp thêm vòi uống tự động/bán tự động.
Số lượng máng ăn, máng uống phải phù hợp với số lợn nuôi trong chuồng.
Máng uống nên đặt gần vị trí thải phân vì lợn có tập quán tìm nơi sàn ướt để thải phân.
Máng ăn cho lợn bằng inox
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )