Tìm kiếm các dịch vụ sản phẩm hay bài viết trên trang.
Một số bệnh thường gặp trên cá trong mùa mưa
Hiện nay thời tiết đã bước vào mùa mưa, môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, mưa làm rửa trôi phèn, các chất hữu cơ, độc tố tích tụ từ bờ xuống ao cá làm môi trường nước trong ao nuôi cá luôn biến động.
Đây là những nguyên nhân làm cho cá dễ bị sốc (stress), dễ mẫn cảm với bệnh tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có trong môi trường nước tấn công và gây bệnh cho cá. Một số loại ký sinh trùng như: trùng bánh xe, trùng mỏ neo, trùng quả dưa, sán lá… phát sinh và phát triển mạnh trong môi trường nước. Để hạn chế dịch bệnh xẩy ra bà con cần chú ý các vấn đề sau gặp sau: 1. Một số bệnh của cá thường gặp trong mùa mưa: a. Hội chứng lở loét *. Tác nhân gây bệnh: Do nấm Alphanomyces Invadan phát triển len lỏi ăn sâu vào trong thịt cá. Ngoài ra còn có những tác nhân gây bệnh cơ hội khác như: virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. *. Dấu hiệu bệnh lý: Trên thân cá bệnh có các vết lở loét ăn rất sâu vào cơ thể và gây cho cá chết đồng loạt. *. Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. *. Trị bệnh: Bón 4 - 5 kg vôi cho 100 m3 nước ao. b. Bệnh trùng bánh xe *. Tác nhân gây bệnh: Là trùng bánh xe thuộc giống Trichodina, Trichodinella, Tripartiella. *. Dấu hiệu bệnh lý: - Cá bệnh bơi lội không định hướng, nổi từng đàn trên mặt nước, da màu xám. - Cá bị bệnh nhẹ sẽ ngứa ngáy, gầy yếu. - Cá bị bệnh nặng trên thân có nhiều nhớt màu trắng đục, mang bạc trắng, sau đó chết. - Tất cả các loại đều dễ mắc bệnh này. - Mùa cá dễ mắc bệnh: Xuân và thu, gây hại lớn cho cá hương và cá giống. *. Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. *. Trị bệnh: - Tắm cá bệnh trong nước muối. - Sử dụng CuSO4 tắm cho cá với nồng độ 3 - 5 g/m3 nước, thời gian 5 - 15 phút hoặc phun xuống ao 50 - 70 g/100m3 nước. Theo dõi tình trạng cá sau thời gian 24 giờ, tiến hành thay nước mới.
Sản phẩm Nanoral giúp phòng và điều trị các bệnh ký sinh trùng trên cá
c.Bệnh Trùng quả dưa (Bệnh đốm trắng) *. Tác nhân gây bệnh: Là loài trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis. *. Dấu hiệu bệnh lý: - Cá bệnh bơi nổi thành từng đàn trên mặt nước, quẫy nhiều do ngứa ngáy. - Trên da, mang, vây của cá có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy được bằng mắt thường rất rõ. - Da mang cá bị bệnh có nhiều nhợt, màu sắc nhợt nhạt. - Cá gầy yếu hoạt động chậm chạp. - Mùa mắc bệnh: Đầu mùa xuân và mùa thu. - Nhiệt độ 25 - 260C rất thích hợp cho trùng phát triển. *. Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. *. Trị bệnh: Dùng formalin để phun xuống ao mỗi tuần 2 lần với nồng độ 100 - 200 ml/m3 sau đó tiến hành thay nước, hoặc tắm formalin cho cá với nồng độ 200 - 250 ml/m3 trong vòng 30 - 60 phút. 2. Biện pháp phòng bệnh chung: - Thường xuyên theo dõi ao cá. Khi cá nổi đầu, cần xác định ngay nguyên nhân. Nếu do thiếu oxy, cần tăng cường quạt nước, phun nước, giảm lượng thức ăn. Chú ý không nuôi thâm canh với mật độ dày, vượt khả năng của ao. Với ao cũ, mỗi lần thay nước cần tiến hành xử lý nước bằng vôi bột - Thường xuyên kiểm tra mức nước, màu nước trong ao để kịp thời điều chỉnh. Bảo đảm môi trường ao nuôi cho cá trong sạch bằng các biện pháp hóa dược như sử dụng bột đá, vôi bột, vôi nước bón định kỳ cho ao nuôi, liều lượng tùy theo đối tượng nuôi. Ví dụ: Nuôi cá rô phi định kỳ 7 – 10 ngày bón 1 lần vôi bột với hàm lượng 1 - 2 kg/100m3 nước. Sử dụng Zeolite bón vào 3 tháng cuối chu kỳ nuôi để chúng hấp thu các độc tố (NH3, H2S) và kim loại nặng. - Tăng cường sức đề kháng cho cá: Bổ sung Vitamin C trộn vào thức ăn cho cá ăn hằng ngày. Liều lượng sử dụng tùy theo đối tượng nuôi, ví dụ như rô phi là 50 - 60 mg/kg cá/ngày. Hoặc sử dụng chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ dường ruột; liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng dầu mực nhằm bao bọc thức ăn và thuốc, tránh tan rữa nhanh trong môi trường nước, tạo mùi hấp dẫn cho cá bắt mồi nhiều, liều dùng 10g/kg thức ăn. Để phòng trị các dạng bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá, người nuôi có thể sử dụng muối (NaCl) và vôi (CaO). Cách sử dụng như sau: * Vôi và muối cho vào túi vải treo ở 4 góc nơi cho cá ăn và nên bắt đầu treo khi cho cá ăn (mỗi loại một túi cho mỗi góc). - Nuôi lồng bè sử dụng hàm lượng như sau: vôi: 2 - 5 kg/túi, muối 10 - 20 kg/túi. - Nuôi ao sử dụng vôi: 1 - 2 kg/túi, muối 10 kg/túi. * Liều lượng trên có thể thay đổi trong phạm vi cho phép tùy theo quy mô, diện tích nuôi và thể tích nước. Định kỳ 10 - 15 ngày thực hiện một lần. Nếu phát hiện đàn cá nuôi có biểu hiện giảm ăn, trên da và mang có nhiều nhớt, cá bệnh chết với số lượng ít và tăng không đáng kể thì thực hiện việc treo vôi và muối trong 3 ngày liên tục (trong mô hình nuôi ao thì mỗi ngày thay 10 - 15% lượng nước ao). Đồng thời đưa mẫu cá bệnh nhờ cán bộ thủy sản hỗ trợ trong việc chuẩn đoán bệnh cá. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm lá xoan, cỏ mực đập dập bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu lồng bè hoặc ở chỗ cho ăn với liều lượng mỗi lần treo từ 5 - 10kg để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trùng trong mùa mưa, lũ.