Chất Lượng Mang Tới Thành Công

Nguyên lý phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trổng thuỷ sản

Cải tạo và vê sinh môi trường trong nuôi trổng thuỷ sản
Xây dựng hê thống nuôi trổng thuỷ sản phù hợp với điều kiên phòng bênh trong nuôi trổng thuỷ sản.

Xây dựng hệ thống nuôi trổng thuỷ sản phù hợp với điều kiên phòng bênh trong nuôi trổng thuỷ sản.

  • Địa điểm xây dựng hê thống nuôi trồng thủy sản trước tiên nguồn nước phải có quanh năm và nước sạch sẽ không độc hại với cá tôm.
  • Không có các nguồn nước thải đổ vào, nhất là nguồn nước thải các nhà máy công nghiêp, nếu có phải tính đến khả năng cải tạo để tránh động vật thuỷ sản khỏi bị dịch bênh và chết ngạt bởi thiếu oxy.
  • Đất để xây dựng bờ và đáy ao, chúng ta cần phải chú ý nền đáy ao, đất không có nhiều chất hữu cơ như dễ cây rừng ngập mặn. Đất không xì phèn và phải giữ được nước, tốt nhất là đất thịt pha cát.
  • Xây dựng hê thống công trình nuôi trồng thủy sản phải có hê thống mương dẫn nước vào thoát nước ra độc lập. Nên sử dụng một diên tích nhất định để chứa các chất thải sau mỗi chu kỳ nuôi, ngăn chặn các mầm bênh lan truyền ra xung quanh. Đối với các khu vực nuôi thâm canh (công nghiêp) ao nuôi chiếm 60-70% diên tích, ao chứa (lắng và lọc) diên tích chiếm từ 15-20% và ao xử lý nước thải (10-15% diên tích).

Cải tạo ao đầm và dụng cụ trước khi ương nuôi đông vật thuỷ sản:

  • Tẩy dọn ao trước khi ương nuôi động vật thuỷ sản bao gồm tháo cạn, nạo vét bùn dưới đáy ao, tu sửa lại bờ mương máng, dọn sạch cỏ rác, phơi khô đáy ao, sau đó dùng các loại hoá chất để khử trùng ao với mục đích:
  • Diệt địch hại và sinh vật là vật chủ trung gian sinh vật cạnh tranh thức ăn của tôm, cá. như các loài cá dữ, cá tạp, giáp xác, côn trùng, nòng nọc, sinh vật đáy..
  •  Diệt sinh vật gây bệnh cho động vật thuỷ sản như các giông loài vi sinh vật: Vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào và các loài ký sinh trùng
  • Cải tạo chất đáy làm tăng các muối dinh dưỡng giảm chất độc tích tụ ở đáy ao.
  • Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước trong ao, xoá bỏ nơi ẩn nấp của sinh vật hại cá, tôm.

Các biện pháp khử trùng:

  • Dùng vôi để tẩy ao: Ao sau khi đã tháo cạn nước dùng vôi sông, vôi bột hoặc vôi tôi. Liều lượng dùng phụ thuộc vào điều kiện môi trường thông thường dùng 700-1.000 kg/ha.Vôi bột vẩy đều khắp ao, vôi sông thì cho vào các hố giữa ao, vôi tan ra và lúc đang nắng, dùng gáo cán gỗ múc rải khắp đáy ao. Sau khi bón vôi một ngày cần dùng bàn trang hoặc bừa đảo đều rồi phơi nắng một tuần mới thả cá, tôm vào ương nuôi.
  • Nếu đáy ao xì phèn thì phải rửa chua 3-5 lần, sau đó bón vôi khắp đáy ao và phơi khô.
  • Dùng vôi nung khử trùng ao không những tiêu diệt được mầm bệnh mà còn có tác dụng cải tạo đáy ao, pH của nước ổn định, làm giàu chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi. Đối với lồng bè nuôi tôm, có thể dùng nước vôi loãng, quét trong và ngoài để khử trùng. Vôi nung dễ kiếm, rẻ tiền và dễ sử dụng, có hiệu quả kinh tế cao.
  • Dùng super Clorine- Tricloisoxianuric axit (TCCA) khử trùng ao đầm nuôi: Khử trùng triệt để nguồn nước ao nuôi tôm cá, có tác dụng tiêu độc của Clo hoạt tính lẫn oxy nguyên tử, lại vừa có tác dụng tăng oxy trong thuỷ vực. TCCA có thể dùng ở nước ngọt lẫn nước mặn, diệt hết thuỷ sinh vật có hại trong ao nuôi tôm, cá, hiệu quả phòng chữa bệnh cao.

Lượng vôi cải tạo và khử trùng ao

Độ pH của đất

Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha

Vôi nung (CaO) kg/ha

> 6

1.000- 1.500

500- 1.000

5 - 6

3.000- 3.500

1.500- 2.000

4 - 5

5.000-8.000

2.500-4.000

< 3

12.000- 14.000

8.000- 10.000

Dùng quả bồ hòn, rễ cây thuốc cá

  • Dùng quả bồ hòn và cây thuốc cá diêt tạp hiêu quả cao vì trong chúng có độc tố phá vỡ hồng cầu của cá tạp. Ao đã tát cạn dùng 40 kg./ha Nếu ao nước sâu 1m dùng 60 - 75 kg/ha. Rễ cây thuốc cá dùng 4 gr khô /m3nước.

Vê sinh môi trường nuôi

Vê sinh môi trường nuôi bằng cơ học:

  • Trong quá trình nuôi tôm cá thương phẩm thức ăn thừa và phân tôm cá đã gây ô nhiễm môi trường nuôi, đặc biêt là thời gian cuối chu kỳ nuôi. Những sản phẩm khí độc như: H2S, NH3 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của tôm cá nuôi. Biên pháp dùng hê thống sục khí để tăng cường hàm lượng oxy hoà tan trong ao, đặc biêt là tầng đáy, tạo điều kiên cho vi sinh vật hiếu khí phát triển sẽ làm giảm thiểu lượng khí độc trong ao. Sục khí mạnh cũng sẽ làm các khí độc thoát ra khỏi ao, đồng thời gom các chất thải trong ao vào một nơi nhất định, giúp si phông đáy rút các các chất thải ra khỏi ao nuôi tốt hơn.

Vệ sinh môi trường bằng hoá dược:

  • Vệ sinh môi trường nước nuôi tôm cá thường xuyên bằng vôi bột (vôi nung để tả) tuỳ theo pH của nước ao. Vôi có tác dụng cung cấp Ca++ cho ao, ổn định pH, khử trùng làm sạch nước ao. Nếu pH <7 dùng 2 kg vôi/100m3; pH từ 7-8,5 có thể dùng 1 kg vôi/100m3, định kỳ bón từ 2-4 lần/tháng; pH >8,5 dùng bột đá vôi (CaCO3) để bón là 1kg/100m3.
  • Đối với ao nuôi tôm thâm canh có thể dùng vôi đen- Dolomite (Ca và Mg), chú ý chất lượng vôi đen và nguồn gốc. Trong quá trình nuôi tôm cá nên thường xuyên bón vôi 2-4 lần/tháng với liều lượng 1-2kg/100m3 nước(100-200kg/ha với độ sâu 1m).
  • Dùng một số hoá dược có tính oxy hoá mạnh phun vào ao: thuốc tím (KMnO4) nồng độ 2­5g/m3; TCCA nồng độ 0,2-0,4ppm hoặc Benzalkonium Chloride (BKC) nồng độ từ 0,1-0,5 g/m3 để tham gia vào quá trình oxy hoá các khí độc (H2S, NH3) thành các vật chất đơn giản không độc.

Vệ sinh môi trường bằng sinh học:

  • Khi nuôi cá tôm năng suất cao có thể dùng một số chế phẩm sinh học để cải thiên môi trường nuôi cá tôm. Tác dụng của chế phẩn sinh học:
  • Cải thiên chất nước, ổn định pH, cân bằng hê sinh thái trong ao.
  • Loại các chất thải chứa nitrogen trong ao nuôi, những chất thải này gây độc cho động vật thủy sản. Sau đó chúng được chuyển hóa thành sinh khối làm thức ăn cho các động vật thủy sản.
  • Giảm bớt bùn ở đáy ao.
  • Giảm các vi khuẩn gây bênh như: Vibrio spp, Aeromonas spp và các loại virus khác như gây bênh MBV, đốm trắng, đầu vàng...
  • Hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh cho tôm nuôi.
  • Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho động vật thuỷ sản
  • Khử trùng cơ thể động vật thuỷ sản.
  • Ao đã được tẩy dọn sạch sẽ và sát trùng đáy ao, nước mới tháo vào ao cũng đã lọc kỹ nhưng cá giống có thể mang mầm bênh vào ao hồ. Do vậy nguồn cá tôm giống thả vào thuỷ vực cần tiến hành kiểm dịch, nếu có sinh vật gây bênh ký sinh trên cơ thể cá tôm thì tuỳ theo kết quả kiểm tra mà chọn thuốc trị bênh cho thích hợp.

Thường người ta dùng phương pháp tắm cho cá, tôm bằng các loại thuốc sau:

  • Muối ăn NaCl 2-4% (đối với nước ngọt) hoặc nước ngọt (đối với nước mặn) thời gian 5-10 phút
  • CuSO45H2O (phèn xanh) 2-5ppm thời gian 5-15 phút
  • Formalin 200-300ppm thời gian 30-60 phút
  • hoặc phun xuống ao một trong các loại thuốc trên, nồng độ giảm đi 10 lần.
  • Trộn một số kháng sinh, Vitamin, cây thuốc nam,... với thức ăn để phòng các bênh nôi ký sinh.

Khử trùng thức ăn và nơi động vật thuỷ sản đến ăn :

  • Đối với thức ăn là thực vật thuỷ sinh thượng đẳng dùng TCCA 0,5 ppm ngâm trong 20 phút. Thức ăn là động vật nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, tốt nhất là nấu chín. Phân hữu cơ cần ủ với 1% vôi sau đó mới sử dụng.
  • Xung quanh nơi cho động vật thuỷ sản ăn , thức ăn thừa thối rữa gây nhiễm bẩn ,tạo điều kiên cho sinh vật gây bênh phát triển. Do đó thức ăn thừa phải vớt bỏ , rửa sạch máng ăn và thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn.. Khử trùng nơi cá, tôm đến ăn dùng loại thuốc nào hay số lượng nhiều ít còn tuỳ thuộc vào chất nước, độ sâu, nhiêt độ nước, diên tích nơi cho cá, tôm ăn và tình hình phát sinh bênh cá, tôm của cơ sở trong mấy năm gần đây. Tốt hơn hết thường xuyên dùng vôi nung hoặc TCCA treo 2-3 túi xung quanh chỗ cho ăn để tẩy trùng. Liều lượng 2-4 kg vôi nug/ túi hoặc 10-20g TCCA/ túi

Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )

098 777 3645