Nguyên nhân
Khẩu phần ăn hàng ngày thiếu hay thừa protein trước, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung. Heo nái sử dụng quá nhiều tinh bột, gây đẻ khó, gây viêm tử cung do xây xát. Ngược lại thiếu dinh dưỡng heo nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm tử cung.
Thiếu Vitamin A sẽ gây sưng niêm mạc tử cung, sót nhau dễ dẫn đến viêm tử cung. Chuồng trại, môi trường chăn nuôi cũng như heo nái không được vệ sinh sạch sẽ. Thời tiết khí hậu quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ. Heo đẻ nhiều lứa, heo nái già sức khỏe kém dễ kế phát một số bệnh nên sức rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo dài, đẻ khó sẽ dẫn đến viêm tử cung. Can thiệp không đúng kỹ thuật khi heo đẻ khó; heo bị nhiễm trùng từ chuồng trại do chuồng trại kém vệ sinh. Heo đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp. Dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát, hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục.
Triệu chứng
Thể cấp tính: Con vật sốt 41 - 42 độ C trong vài ngày đầu: âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra ngoài và thường có 3 dạng viêm:
+ Viêm dạng nhờn là thể viêm nhẹ xuất hiện sau khi sinh 2 - 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục lợn cợn, có mùi tanh vài ngày sau dịch tiết dịch nhờn giảm lại đặc và hết hẳn. Heo không sốt hoặc sốt nhẹ, heo vẫn cho con bú bình thường.
+ Viêm dạng mủ là thể viêm nặng thường xuất hiện trên heo có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Con vật thường sốt 40 - 410C, khát nước, kém ăn, nằm nhiều, tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy, mệt mỏi, ít cho con bú hay đè con.
+ Viêm dạng mủ lẫn máu là phản ứng ăn sâu vào lớp tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu. Con vật có các biểu hiện như dịch viêm, có mủ lẫn máu mùi rất tanh, sốt cao, không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, thở nhiều, khát nước, mệt mỏi, kém phản xạ với tác động bên ngoài, đôi khi đè con.
Thể mạn tính: con vật không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhày, dịch trắng đục tiết ra từ âm đạo: dịch nhầy thường không liên tục, mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Heo nái thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị thai chết vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai làm chết thai.
Phòng bệnh
Thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại và vệ sinh giao phối thật tốt. Thường xuyên bổ sung ADE - khoáng Premix trong giai đoạn heo mang thai và sau sinh. Chú trọng kỹ thuật đỡ đẻ và sử dụng thuốc sát trùng và kháng sinh sau đẻ. Cụ thể:
+ Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho heo nái khi mang thai và sau sinh, tiến hành can thiệp, hỗ trợ heo đẻ đúng kỹ thuật, tiến hành thụt rửa tử cung cho heo bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch thụt rửa tử cung.
+ Trong trường hợp heo đẻ khó và phải can thiệp: Sau khi sinh 2 giờ, có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau tiêm cho heo để phòng viêm tử cung do nhiễm khuẩn như: Gentamox-INJ; hoặc Ceptifua
Tiêm kháng sinh Gentamox chống viêm cho heo lái
+ Cho heo uống điện giải và Glucose giúp tăng cường giải độc, giảm xuất huyết, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch.
+ Thường xuyên bổ sung ADE-MIX vào khẩu phần thức ăn, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh, giúp tăng tái tạo tế bào niêm mạc, giảm lão hóa, giảm xây xước và viêm nhiễm, phòng chống hiện tượng bại liệt sau khi sinh, heo con còi xương.
Trị bệnh
Hộ lý: Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, tẩy uế chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng, chăm sóc nuôi dưỡng heo nái tốt.
Dùng thuốc:
- Đối với heo nái viên nhẹ: Điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh, như: Oxytetracyclin, hoặc Aureomycin, hoặc Amoxillin vào tử cung từ 3 - 5 ngày. Tiêm Gentamox INJ, . Đồng thời dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng, như: Vitamin C . Tiêm cho heo ngày 1 lần theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.
- Đối với heo nái sau khi đẻ, sảy thai và viêm nặng
+ Thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng, như: Iodine 10% pha 10 ml/2 l nước, hoặc nước muối sinh lý 0,9%, hoặc nước lá trầu không sắc đặc, hoặc dung dịch Rivanol 0,1%. Thụt rửa 2 lần/ngày trong 2 ngày đầu và thụt rửa 1 lần/ngày từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi đẻ.
+ Sau khi thụt rửa, tiêm Oxytocin liều 10 - 15 UI (2 ống 5 ml/lần), tiêm cho heo ngày 2 lần để tử cung co bóp, tống dịch sản ra ngoài.
+ Đặt viên thuốc kháng sinh, như: Oxytetracyclin, hoặc Aureomycin, hoặc Gentamox INJ vào tử cung từ 3 - 5 ngày. Tiêm Gentamox INJ 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 24 - 48 giờ.
+ Đồng thời, dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng, như: Vitamin C + Vitamin B1. Tiêm cho heo ngày 1 lần theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )