Nguyên nhân gây bệnh
Erysipelothrix rhusiopathiae là trực khuẩn nhỏ, thẳng, đôi khi hơi cong, không di động, dễ nuôi cấy ở các điều kiện hiếu khí và yếm khí, bắt màu Gram dương. Vi khuẩn gây bệnh đóng dấu ở lợn có sức đề kháng rất cao, sức sống dẻo dai. Tuy nhiên, chúng bị tiêu diệt ở nhiệt độ >70 oC.
Đường xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể vật chủ chủ yếu qua đường tiêu hóa, một số trường hợp xâm nhấp qua vết thương ở da, niêm mạc.
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển từ hệ thống bạch huyết sang hệ thống tuần hoàn gây tổn thương nội mô huyết quản. Tổ chức tổn thương này kết hợp với bạch cầu, tiểu cầu tạo thành huyết khối gây ứ trệ tuần hoàn, tụ máu.
Dấu da chính là do tụ máu vì tắc mạch quản đảm nhiệm nuôi vùng da đó. Ban đầu dấu có màu đỏ, sau đó tím xanh.
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh đóng dấu ở lợn khoảng 1- 2 ngày, triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện đột ngột, lợn nái có thể sảy thai trong trường hợp cấp tính hoặc á cấp tính, thai lưu dễ gây nhiễm trùng. Triệu chứng điển hình trên da là các vết đỏ hình kim cương từ 10 đến 50mm, có thể chuyển dần từ đỏ sang đen.
Triệu chứng ở lợn nái:
- Trường hợp cấp tính, lợn có thể chết nhanh do nhiễm trùng máu cấp hoặc suy tim.
- Trên da xuất hiện các vết đóng dấu sẽ chuyển dần từ đỏ sang đen do hoại tử nhưng không gây áp xe.
- Sốt cao 40°C.
- Mệt mỏi, ủ rũ (một số trường hợp không biểu hiện).
- Nhiễm trùng khớp - viêm khớp, thể hiện khi lợn đi đứng khó khăn.
- Bỏ ăn, suy dinh dưỡng.
- Loét da.
- Van tim loét sùi như súp lơ
Triệu chứng ở lợn đực giống
Lợn đực giống bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh có biểu hiện sốt cao, gây ảnh hưởng đến tinh trùng, nhất là trong giai đoạn hoàn thiện (5 - 6 tuần). Có thể gây vô sinh, chất lượng tinh giảm làm tỷ lệ đậu thai giảm.
Bệnh đóng dấu ở lợn đực tiến triển nhanh trong khoảng từ 3 - 5 ngày, con vật sẽ yếu dần, khó thở, thân nhiệt hạ thấp, tỷ lệ chết từ 50 - 60%. Nếu kéo dài hơn 1 tuần sẽ khiến bệnh chuyển sang thể mãn tính gây mất thẩm mỹ bởi những vết đỏ hình vuông, tròn, ảnh hưởng đến chất lượng lợn thịt.
Bệnh đóng dấu lợn cũng có thể kéo dài khoảng 4 tháng, lợn bị nhiễm có thể khỏi hoàn toàn những cũng có thể chết do gầy mòn và kiệt sức.
Bệnh tích trên heo
- Da có dấu đa dạng, tím bầm, dễ nhận biết.
- Tổ chức liên kết dưới da thẩm dịch nhớt, keo nhày.
- Phổi viêm, tụ máu
- Lách sưng to, tụ máu. Bề mặt lách xuất hiện những đám tụ huyết nổi lên.
- Thận sưng, trên bề mặt quan sát thấy các đám tụ máu, hình vuông hoặc tròn.
- Các cơ quan bộ phận khác chủ yếu là hiện tượng tụ máu,
- Viêm tăng sinh bao khớp.
Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào một số biểu hiện: bỏ ăn, sốt cao, da xuất hiện những vết đóng dấu hình kim cương, có thể sờ thấy ở da lung, chân sau và sườn.
Mổ khám và phân lập vi khuẩn cũng sẽ phát hiện được vi khuẩn đóng dấu lợn. Mẫu bệnh phẩm là miếng gan, thận, xương ống hoặc cũng có thể là cơ tim, van tim, chỗ khớp bị viêm của con bị nhiễm bệnh.
AnhsaoVet chia sẻ cho người nuôi hệ thống chẩn đoán bệnh thú y sử dụng công nghệ PCR đẳng nhiệt (ii PCR Pockit) tại một điểm giúp phát hiện nhanh chóng vi khuẩn gây bệnh đóng dấu lợn ngay tại trại nuôi - Đây là kỹ thuật được người dân chăn nuôi sử dụng phổ biến hiện nay.
Phòng bệnh
- Nếu phát hiện lợn đực giống có biểu hiện sốt với các vết xước xát, cần điều trị ngay và không cho phối trong thời gian tối thiểu bốn tuần.
- Tiêm vacxin đóng dấu lợn cho lợn hậu bị và đực giống, tái chủng sau 2 - 4 tuần (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) từ 14 tuần tuổi. Một số trường hợp có thể cần phải tiêm mũi thứ 3 sau mũi thứ 2 hai tháng, thường là khi vận chuyển lợn giống đến trang trại.
- Tái chủng cho lợn nái hai tuần trước khi đẻ hoặc vào thời điểm cai sữa, tùy thuộc vào tỷ lệ mắc và tiền sử bệnh trong trang trại. Tái chủng cho lợn đực giống sáu tháng một lần.
- Nếu sau khi tiêm phòng bệnh vẫn nổ ra, cần đánh giá tình trạng vệ sinh chuồng nuôi và sử dụng phương pháp “cùng vào - cùng ra”.
- Khi dịch nổ ra, lưu ý nguồn nước, phân, dịch mũi và cám đều mang vi khuẩn đóng dấu lợn.
- Vaccine là dạng bất hoạt nên an toàn, không có tác dụng phụ đối với lợn nái.
- Bảo quản vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả miễn dịch.
- Trường hợp bệnh xảy ra lẻ tẻ, nước tiểu và phân là trung gian truyền bệnh, do vậy nên tiêm Penicillin cho lợn ở tất cả ô chuồng quanh đó.
- Chim và gia cầm cũng có thể làm thức ăn bị nhiễm mầm bệnh.
- Dịch thường bùng phát trong những tháng mùa hè. Trong các ổ dịch nhỏ, cần tẩy uế khử trùng kỹ tránh lây lan.
Điều trị bệnh đóng dấu lợn
Vi khuẩn đóng dấu lợn rất nhạy cảm với Penicillin. Lợn mắc đóng dấu thể cấp tính nên được điều trị bằng Penicillin (thuốc đặc trị heo bị đóng dấu), tiêm 2 lần/ngày trong 3 ngày, tiêm bắp 1ml/10kg (300.000iu /ml).
- Trộn 200g Phenoxymethyl Penicillin/ tấn thức ăn trong 10 - 14 ngày. Đây là một phương pháp phòng bệnh rất hiệu quả, cũng có thể sử dụng trong các đợt dịch bệnh lớn.
- Trong trường hợp bệnh cấp tính, tiêm ngay Penicillin loại tác dụng nhanh, 2 lần trong 24 giờ đầu. Tiếp tục tiêm như vậy trong 3 - 4 ngày.
- Trường hợp cần điều trị lợn nái với số lượng lớn, nên sử dụng Amoxycillin hoặc Phenoxy-methyl Penicillin. Liều tiêm tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Pha Amoxycillin, Phenoxymethyl penicillin hoặc Tetracycline vào nước uống cũng rất hiệu quả.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )