Khớp sưng là dấu hiệu nhận biết của bệnh Glasser trên lợn
Triệu chứng của bệnh Glasser trên heo
Thời gian ủ bệnh thay đổi từ 1 ngày đến 5 ngày tùy thuộc vào chủng nhiễm.
1. Thể cấp tính
- Lợn mắc bệnh đột ngột sốt cao (41oC), bỏ ăn, khó thở, ho, heo con thở thể bụng.
- Một số con lợn có hiện tượng sưng khớp và đi khập khiễng do chân bị đau.
- Có trường hợp lợn có dấu hiệu rối loạn thần kinh
2. Thể mạn tính
- Lợn mắc bệnh thể nhẹ hơn hay sống sót qua thể bệnh cấp tính sẽ trở thành bệnh mạn tính với các hậu quả như còi cọc, chậm lớn, lông xù, thỉnh thoảng khó thở và ho đặc biệt sau khi chạy.
Bệnh tích của lợn mắc Glasser
Bệnh Glasser trên heo khi mổ khám sẽ phát hiện nhiều bệnh tích đặc trưng thường thấy như:
- Viêm thanh dịch phủ fibrin xoang bao tim, viêm thanh dịch phủ fibrin màng phổi, viêm thanh dịch phủ fibrin xoang phúc mạc với đặc trưng tích nhiêu mủ sợi huyết màu trắng, các xoang tích lượng thanh dịch lớn.
Chẩn đoán
Phương pháp chuẩn đoán lâm sàng chỉ dựa vào triệu chứng, bệnh tích đại thể thu thập được sẽ không thể khẳng định được chắc chắn con vật mắc bệnh gì. Vì con vật có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc hoặc các bệnh khác nhau nhưng có triệu chứng, bệnh tích giống nhau.
Trường hợp lợn mắc bệnh Glasser trên lợn với nhiều triệu chứng, bệnh tích giống với lợn mắc bệnh APP (viêm phổi màng phổi), PRDC (bệnh hô hấp phức hợp trên lợn),… Chính vì vậy để chẩn đoán chính xác vật nuôi mắc bệnh gì cần sử dụng đến phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng.
Hiện nay có 2 phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng cho hiệu quả tối ưu: chẩn đoán bằng POCKIT iiPCR và chẩn đoán bằng PCR tại phòng thí nghiệm. Cả hai phương pháp chẩn đoán trên đều sử dụng chung nguyên lý phát hiện DNA, RNA của virus hoặc vi khuẩn nên độ chính xác rất cao, đây cũng là hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong việc nghiên cứu và phát hiện bệnh. Mỗi phương pháp chẩn đoán đều ứng dụng trong trường hợp khác nhau:
1. Chẩn đoán nhanh POCKIT iiPCR
Pockit iiPCR cho kết quả nhanh từ 3 - 5 tiếng, với các ưu điểm giá thành rẻ, thiết kế thon gọn, dễ dàng giúp người nuôi mang đi trực tiếp hiện trường để chẩn đoán bệnh trên heo. Phương pháp này mang đến những ưu điểm nổi bật như:
- Người sử dụng POCKIT iiPCR không cần đào tạo chuyên môn sâu hơn nữa máy có thể dùng pin hoặc điện lưới 220V.
- Thích hợp với các trang trại quy mô, các công ty muốn kiểm soát dịch bệnh trong trang trại mà không muốn gửi mẫu xét nghiệm với thời gian dài hay đầu tư phòng thí nghiệm có kinh phí lớn.
- Với ưu điểm chẩn đoán bệnh chính xác nhanh chóng trong vòng vài tiếng phương pháp chẩn đoán bằng POCKIT iiPCT sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất bởi vì thời gian can thiệp nhanh chóng chính xác sẽ quyết định rất nhiều đến hiệu quả của việc điều trị.
- Kết quả chỉ thị sẽ cho biết ngay con vật dương tính hay âm tính với bệnh nên có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện bệnh tại thực địa cũng như điều trị.
2. Chẩn đoán bằng PCR tại phòng thí nghiệm
So với Pockit iiPCR, việc xét nghiệm PCR tại phòng thí nghiệm sẽ có kết quả lây hơi, khoảng vài ngày từ lúc lấy mẫu xét nghiệm do phải vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm đúng kỹ thuật (bảo quản lạnh, vô trùng). Bên cạnh đó nó lại có các nhược điểm như:
- Chi phí đầu tư phòng thí nghiệm và các máy PCR rất tốn kém và không phải công ty nào cũng có thể đầu tư vì ngoài chi phí máy móc còn cần đến đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm có chuyên môn sâu để vận hành, sử dụng.
- Chẩn đoán bằng PCR tại phòng thí nghiệm thích hợp để sử dụng nghiên cứu vì phương pháp này sẽ cho ta biết được chiều dài của các đoạn DNA, RNA phục vụ cho mục đích nghiên cứu chuyên sâu.
Trước đây việc xác định bệnh của vật nuôi rất tốn thời gian và công sức do chỉ sử dụng phương pháp chẩn đoán bằng PCR thông thường nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại việc phát hiện bệnh nhanh mà vẫn chính xác nhờ có phương pháp POCKIT iiPCR. Hiện nay đã có nhiều đơn vị, cơ quan, công ty ứng dụng phương pháp POCKIT iiPCR vào giám sát dịch bệnh tại trang trại, địa phương nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này đem lại.
Lưu ý khi lấy mẫu:
- Khi lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm bệnh Glasser ta cần chú ý không lấy hạch Amidan hay các cơ quan hô hấp trên của lợn để chạy xét nghiệm bởi vì vi khuẩn Haemophilus parasuis gây bệnh Glasser vẫn có thể tồn tại trong hạch Amidan hay đường hô hấp trên của lợn khỏe mạnh. Nếu lấy hạch Amidan hay cơ quan hô hấp trên của lợn, xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Haemophilus parasuis, điều đó không có nghĩa con vật mắc bệnh Glasser.
- Để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh Glasser ta nên lấy tại vị trí xoang phúc mạc, màng phổi, màng bao tim, dịch khớp. Tại các vị trí đó mới có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh Glasser.
Điều trị bệnh Glasser trên heo
- Haemophilus parasuis nhạy cảm với các loại kháng sinh bao gồm amoxycillin, ampicillin, OTC, sulphonamides, penicillin và ceftiofur.
- Dựa vào các biểu hiện đặc trưng như lợn hay co cụm và run rẩy.
- Cần điều trị sớm, đặc biệt với trường hợp viêm màng não. Cần phân biệt với viêm màng não do liên cầu lợn, sử dụng phương pháp phân lập vi khuẩn từ tế bào não.
- Quan sát biểu hiện bệnh ở lợn con theo mẹ và tiêm penicillin 3 - 4 ngày để phòng bệnh.
- Điều trị là biện pháp tốt nhất, tiêm penicillin/streptomycin, trimethoprim/sulpha, ceftiofur hoặc penicillin tổng hợp.
- Điều trị trong vòng 2 - 3 ngày.
- Hòa tan amoxycillin hoặc phenoxymethyl penicillin vào nước uống từ 4-5 ngày khi thấy có nguy cơ bệnh.
Phòng chống bệnh Glasser trên heo cũng giống với các bệnh do vi khuẩn gây ra, cần phải thường xuyên vệ sinh chuồng trai, khử trùng dụng cụ thường xuyên, đảm bảo môi trường tốt nhất cho lợn sinh trưởng và phát triển.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )