1. Bệnh cúm gia cầm
Nguyên nhân: Do vi rút Influenza A gây nên bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm, lây lan nhanh, mạnh, xảy ra ở tất cả các loại gia cầm; gà, vịt, ngan, ngỗng, chim ở mọi lứa tuổi. Bệnh lây sang người.
Gà mắc bệnh cúm gia cầm, xuất huyết mí mắt, mặt, đầu tím.
Triệu chứng: Các triệu chứng về hô hấp thường biểu hiện ho khẹc, thở khò khè, vảy mỏ, chảy nhiều nước mũi, mắt; đầu sưng, mào tích dày lên do thuỷ thũng, tím tái, có nhiều điểm xuất huyết, da chân có xuất huyết.
Xuất huyết mí mắt, mặt, đầu tím; có biểu hiện mệt mỏi, nằm ủ rũ, tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng hoặc vàng, xanh.
Phòng bệnh: Chỉ chọn mua gia cầm ở những cơ sở giống tốt, đảm bảo không có bệnh.
Không nhốt chung gia cầm mới mua về với gia cầm đang nuôi; cần cách ly nuôi riêng trong vòng 21 ngày.
Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên; thức ăn, nước uống sạch sẽ. Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi.
Có biện pháp ngăn ngừa, không nuôi chung nhiều loại gia cầm hoặc gia cầm nhiều lứa tuổi trong cùng khu vực; thường xuyên thải loại những gia cầm ốm, yếu ra khỏi đàn.
Tiêm vắcxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
2. Bệnh tụ huyết trùng
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn có nhiều chủng. Bệnh xảy ra ở các loài gia cầm, thường ở gia cầm trên 1 tháng tuổi.
Gia cầm bị bệnh chết đến 90 – 100%.
Triệu chứng lâm sàng: Gia cầm chết đột ngột, mào tím, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân trắng loãng hoặc trắng xanh hoặc có máu tươi. Thở khó, chảy nước mũi, nước miếng. Vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết làm cho gia cầm chết nhanh.
Mắt sưng viêm kết mạc mắt. Gia cầm đẻ tỷ lệ trứng giảm, tỷ lệ chết tăng; gia cầm bị bệnh chết đến 90 – 100%.
Phòng bệnh: Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, vệ sinh, phun khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi.
Gia cầm trên 1 tháng tuổi sử dụng vắc-xin keo phèn: 0,5 ml/1 con. Sau 4 – 6 tháng tiêm nhắc lại lần 2.
Vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi định kì 1-2 tuần/1 lần.
3. Bệnh hô hấp mãn tính
Nguyên nhân:Tác nhân cơ bản gây bệnh hô hấp mãn tính là Mycoplasma gallsepticum. Bệnh xảy ra ở các loài gia cầm, mọi lứa tuổi.
Bệnh truyền qua trứng từ đàn bố mẹ đến đời con cháu; gia cầm nhiễm bệnh có thể do tiếp xúc gia cầm bệnh hoặc mầm bệnh từ môi trường; do môi trường chăn nuôi ô nhiễm, kém thông thoáng…
Triệu chứng: Gà thường kém ăn, tăng trọng giảm, tiêu tốn thức ăn cao. Gà lớn biểu hiện chung là chảy nước mắt, mũi, đặc biệt khó thở. Gà mái tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 – 30%.
Bệnh thông thường ít làm chết gà, ở thể mãn tính làm giảm tăng trọng, tiêu tốn thức ăn cao ở gà dò và giảm sản phẩm trứng ở gà đẻ.
Phòng bệnh: Mua gà con giống ở những nơi an toàn bệnh để tránh gà con mắc nhiều bệnh từ trứng. Cách ly gà ốm và gà khoẻ.
Dùng vắc xin để phòng bệnh; Định kỳ tẩy uế chuồng trại và môi trường xung quanh.
4. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)
Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng gây nên bởi ký sinh trùng lớp đơn bào. Bệnh thường xảy ra ở gà, giai đoạn hay mắc là 3 – 6 tuần tuổi.
Bệnh chủ yếu qua chất thải của gà bệnh ra bên ngoài. Thời kỳ nung bệnh 4 – 6 ngày.
Triệu trứng: Gà gầy nhanh, mào tái, phân lỏng trắng, có máu. Mổ khám thấy phần manh tràng hoặc tá tràng dầy, xuất huyết, có khi ruột chứa đầy máu.
Mỗi loại gia cầm có loài cầu trùng riêng, không truyền lẫn nhau.
Phòng bệnh: Nên nuôi gà trên sàn để gà không ăn phân có chứa mầm bệnh.
Giữ nền chuồng khô ráo, thường xuyên thay chất độn chuồng, tránh để cầu trùng có điều kiện phát triển và lây nhiễm.
Dùng vắc xin cầu trùng (Coccivac) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5. Bệnh dịch tả vịt
Nguyên nhân: Bệnh dịch tả vịt hay còn gọi là bệnh viêm ruột siêu vi trùng vịt, là một bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh do Herpesvirus gây ra. Vi rút này gây bệnh dịch tả đối với cả ngan, ngỗng…
Để phòng bệnh, phải tiêm phòng vắc xin; tiêm cho ngan, vịt con lúc 2 tuần và nhắc lại khi 2 tháng tuổi.
Triệu chứng:Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 7 ngày. Đôi khi bệnh nổ ra do chủng có độc tính mạnh; vịt, ngan chết ngay khi con đang bơi mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Lúc đầu ngan, vịt kém linh hoạt, bỏ ăn, nằm một chỗ, cánh xõa xuống đất, đi lại khó khăn, lười bơi lội; ở ngan, vịt con, triệu chứng đầu tiên có thể thấy là viêm giác mạc, mắt ướt và thấm ướt cả lông xung quanh mắt; dịch chảy từ mũi, mỏ cắm xuống đất nước và có nhầy bẩn.
Vật nuôi bệnh lông xù, tiêu chảy, phân vàng, xanh nhạt, đôi khi lẫn máu. Con vật bỏ ăn, có triệu chứng thần kinh, mỏ cắm xuống đất; Tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt, có khi chỉ còn 15 -16%.
Sau 1 – 3 ngày mắc bệnh, một số vịt, ngan có biểu hiện phục hồi, nhưng chỉ sau vài ngày triệu chứng xuất hiện lại nghiêm trọng hơn, con vật suy kiệt và chết.
Phòng bệnh: Để phòng bệnh, phải tiêm phòng cho ngan, vịt con khoẻ mạnh bằng vắc xin dịch tả vịt. Tiêm vắc xin cho ngan, vịt con lúc 2 tuần và nhắc lại khi 2 tháng tuổi. Với ngan, vịt nuôi sinh sản, tiêm vắc xin nhắc lại 6 tháng một lần.
Chăm sóc tốt và cung cấp đầy đủ nước uống sạch. Vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi, bể tắm định kì 1-2 tuần/1 lần.
Hỗ trợ kỹ thuật : 098 777 36 45 ( Mr Quang )